con đường: đường thần kinh hướng tâm và đường máu. Độc tố tới thần kinh trung ương gắn vào tế bào ở các trung tâm vận động, các tổ chức lưới, cầu não, hành não và tủy sống. Rồi độc tố chuyển qua các sinap tới những tận cùng tiền sinap. Ngăn cản sự giải phóng các chất trung gian hóa học như Glycin, Gamma Amino Butyric Acid tác dụng ức chế hoạt động của neuron vận động alpha ở sừng trước và tủy sống.Hoạt động của của neuron vận động alpha khơng kiểm sốt được gây co cứng cơ. Cũng như vậy do mất đi sự ức chế mà cáccnauron giao cảm tiền hạch hoạt động tăng lên, làm nồng độ Catecholamin trong máu tăng lên sinh ra cường giao cảm: sốt tăng lên, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tăng, giảm co bóp dạ dày, ruột, co mạch máu ngoại vi...
- Trong uốn ván cục bộ chỉ 1 số thần kinh chi phối 1 số cơ quan bị tổn thương bởi độc tố.
- Trong uốn ván toàn thân: độc tố từ vết thương tràn vào máu lan rộng tới tất cả các tận cùng thần kinh. do đó dây thần kinh ngắn sẽ bị ảnh hưởng trước và dây dài bị sau. Điều này giải thích các triệu chứng co cứng cơ xuất hiện kế tiếp nhau đầu tiên là cứng hàm sau đến cơ đầu, mặt , cổ và cuối cùng là tứ chi.
V. LÂM SÀNG ( Thể điển hình)
5.1. Thời kỳ ủ bệnh: 5-20 ngày ( trung bình 7 ngày).
Các triệu chứng có thể có báo trước: Đau nhức nơi vết thương, co giật thớ cơ quanh vết thương.
5.2. Thời kỳ khởi phát: 1-3 ngày hoặc có thể vài giờ ở thể rất nặng.
*Triệu chứng chính và khởi đầu là cứng hàm:
Lúc đầu khó há miệng sau tăng lên mạnh hơn và sau cùng không mở ra được, liên tục và không mở ra được.
* Các triệu chứng khác: - Lo âu mất ngủ.
- Đau toàn thân, đau cơ nhẹ, tăng phản xạ gân xương, khó nuốt, cứng gáy, nhịp tim nhanh.
*Có vết thương: cửa vào
5.3. Thời kỳ tồn phát: tính từ khi có cơn giật tồn thân. Cứng hàm điển hình có thể sờ và nhìn thấy, gây khó nói, khó nuốt, khít hàm rõ rệt.
* Co cứng tồn thân
- Cơ mặt tạo nụ cười nhăn nhó, “ đau khổ”. - Cơ gáy làm cổ cứng (+).
- Co cứng cơ lưng gây ưỡn cong.
- Co cứng cơ bụng : Múi cơ nổi, bụng cứng như gỗ. - Co cứng cơ ngực, liên sườn.
- Co cứng cơ chi: Tay thường tư thế gấp, chân duỗi thẳng đứng. - Co thắt cơ họng và thanh quản gây khó nuốt, khó nói, đau họng. - Co cơ tầng sinh mơn gây bí đái, táo bón.
* Các cơn giật cứng toàn thân
- Cơn co giật cứng toàn thân liên tục, tăng lên khi kích thích (ánh sáng, tiếng động, khám ...).
- Tính chất cơn giật: Lúc đầu vài nhóm cơ sau lan ra tất cả, thời gian 1 cơn vài giây đến vài phút.
- Số lượng cơn: vài cơn- trăm cơn/ 24 giờ, có khi liên tiếp.
- Bệnh nhân rất đau, lo âu, sợ hãi, co cứng điển hình làm cho người ưỡn cong lên hoặc sang 1 bên có thể đứt, rách cơ, gẫy xương, co thắt họng, cứng cơ hoành... gây ngạt và tử vong đột ngột.
*Các triệu chứng khác:
- Rối loạn thần kinh thực vật nên . + Sốt cao 39-40 0C.
+ Mạch căng, nhanh, đôi khi loạn nhịp.
+ Nhịp tim nhanh, huyết áp hạ có khi ngừng tim. Thở nhanh, tím, suy hơ hấp.
+ Tăng tiết đờm rãi, vã mồ hôi. - Mất nước, điện giải.
- Nhiễm toan: do thiếu oxy.
5.4. Thời kỳ lui bệnh
- Các cơn giật thưa dần rồi hết giật.
- Tình trạng co cứng tồn thân còn kéo dài nhưng mức độ giảm dần. - Miệng há rộng dần ra.
- Thời kỳ này kéo dài vài tuần.
VI. BIẾN CHỨNG