SINH BỆNH HỌC

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 144 - 148)

Sinh bệnh học của S. suis còn chưa được hiểu biết đầy đủ và vẫn còn nhiều tranh luận quanh vấn đề này:

- S. suis gây chết tế bào biểu mô của đám rối màn mạch bằng nhiều cơ chế, trong đó có chết theo chương trình và hoại tử. Trên cơ sở phá vỡ sự gắn kết các tế bào biểu mô, chức năng hàng rào máu não của đám rối màn mạch bị phá vỡ dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn vào hệ thần kinh trung ương.

- Sự xuất hiện kháng thể IgG đặc hiệu với S. suis typ 2 có tác dụng thúc

đẩy sự tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu trung tính.

V. LÂM SÀNG

Thời gian ủ bệnh thường trong vòng một tuần.

5.1. Thể viêm màng não mủ

- Thời kỳ khởi phát thường cấp tính với

+ Sốt cao, kèm theo rét run, đau đầu, buồn nơn và nơn, chóng mặt. +Đau mỏi các bắp thịt và tăng cảm giác đau ngồi da, đau khớp.

+Một số có đau bụng âm ỉ và đại tiện phân lỏng không nhầy máu. Giai đoạn khởi phát thường diễn biến ngắn 1-2 ngày.

- Thời kỳ toàn phát,

+Hội chứng màng não: Co cứng cơ, nhất là gáy cứng rất rõ.

+Rối loạn ý thức từ mức độ nhẹ (mê sảng) đến trung bình (lơ mơ), đặc biệt là bệnh nhân trong tình trạng rất kích thích.

+ Giảm thính lực, điếc nặng hai tai, thất điều, rối loạn điều hợp tư thế- động tác, run đầu chi, liệt thần kinh sọ. Rối loạn tiền đình.

- Các biểu hiện khác: suy thận cấp ở mức độ nhẹ, phát ban ngoài da kiểu hồng ban lan rộng hoặc có thể có ban xuất huyết hoại tử (tử ban). Một số có hiện tượng tắc mạch đầu chi và hoại tử khơ đầu các ngón chân-tay.

- Thời kỳ lui bệnh:

Sốt giảm dần rồi hết, các biểu hiện thần kinh giảm chậm. Có thể có di chứng giảm thính lực và rối loạn điều hợp tư thế - động tác kéo dài.

5.2. Thể nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm khuẩn

- Khởi phát thường rất cấp tính. Có trường hợp thời gian ủ bệnh và khởi phát chỉ kéo dài vài giờ đồng hồ rồi bệnh nhân đi vào tình trạng sốc ngay. sốt cao, có thể kèm theo rét run, đau đầu, buồn nơn và nơn, chóng mặt, đau bụng... mức độ nặng và dữ dội.

- Thời kỳ toàn phát:

+ Sốc: huyết áp tụt hoặc kẹt, mạch nhanh, thở nhanh, đầu chi lạnh và tím, tiểu ít. Kèm theo sốc thường thấy tử ban tiến triển nhanh, lan rộng toàn thân, tập trung nhiều ở mặt, ngực và các chi.

+ Rối loạn đông máu: đông máu nội mạch rải rác và giảm nặng tiểu cầu. + Suy thận cấp và tăng men gan.

+ Một số trường hợp xuất hiện hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) sau sốc.

+ Ngồi ra một số trường hợp có thể gặp viêm mô tế bào, tắc mạch đầu chi và hoại tử khơ các ngón.

- Thời kỳ lui bệnh: bệnh nhân có thể qua được tình trạng sốc, tình trạng chức năng sống ổn định, suy thận và rối loạn đông máu dần dần hồi phục. Trong thời kỳ lui bệnh, các tổn thương hoại tử khơ các ngón chân, tay có thể thấy rõ hơn. Các tổn thương tử ban dần khô và bong vảy, để lại lớp da lành.

Thể nhiễm trùng huyết có sốc nhiễm khuẩn thường có diễn biến nặng và phức tạp, bệnh nhân dễ tử vong.

VI. CHẨN ĐỐN

6.1. Chẩn đốn xác định: Dựa vào

6.1.1.Dịch tễ học:

Tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm hoặc chết. Ăn thịt lợn ốm hoặc chết, chăn nuôi, vận chuyển buôn bán, giết mổ, chế biến thịt sống, Sống trong khu vực có dịch bệnh ở lợn và gia súc..

6.1.2. Lâm sàng

*Viêm màng não mủ:

- Hội chứng màng não: đau đầu, nôn, cứng gáy, dấu hiệu Kernig (+). - Chậm chạp, lú lẫn, hơn mê, hoặc kích động, co giật.

- Dịch não tuỷ đục.

* Nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm khuẩn: - Huyết áp tụt hoặc kẹt.

- Vã mồ hơi, lạnh đầu chi, nổi vân tím trên da. - Thiểu niệu hoặc vô niệu.

- Các biểu hiện khác có thể gặp:

+ Xuất huyết dưới da, niêm mạc, nội tạng. + Suy thận cấp....

6.1.3. Cận lâm sàng

*Xét nghiệm máu:

- Công thức máu:

+ Số lượng bạch cầu tăng, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. + Tiểu cầu có thể hạ trong những trường hợp nặng.

- Xét nghiệm đông máu: Trong thể nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm khuẩn có thể thấy:

+ Tỷ lệ prothrombin giảm. + Fibrinogen giảm.

+ Đông máu nội mạch rải rác: tiểu cầu giảm, fibrin giảm.

- Sinh hoá máu: Trong thể nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm khuẩn có thể thấy:

+ Tăng ure, tăng creatinin,Tăng men gan (AST, ALT),Tăng bilirubin. + Giảm albumin.

6.1.3.2. Xét nghiệm dịch não tuỷ:

- Sinh hoá: Protein tăng, glucose giảm, phản ứng Pandy dương tính. - Tế bào: Tăng cao, chủ yếu bạch cầu đa nhân trung tính.

6.1.3.3. Xét nghiệm vi khuẩn:

- Soi trực tiếp: Cầu khuẩn Gram dương.

- Nuôi cấy, phân lập và làm kháng sinh đồ (máu, dịch não tuỷ...). - Kỹ thuật PCR: dương tính.

6.2. Chẩn đốn phân biệt

- Bệnh do não mô cầu.

- Viêm màng não mủ do các căn nguyên khác: Phế cầu, tụ cầu, các liên cầu khác.

- Viêm não virus.

- Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn do các căn nguyên khác. - Sốt xuất huyết Dengue.

VII. BIẾN CHỨNG

- Cốt tuỷ cốt viêm, viêm cột sống, viêm đĩa đệm. - Áp-xe ngoài màng cứng.

- Chóng mặt và giảm thính lực. - Suy thận mạn, hoại tử ngón...

IIX. ĐIỀU TRỊ

8.1. Nguyên tắc điều trị

- Kết hợp chặt chẽ giữa điều trị bằng kháng sinh và điều trị hỗ trợ.

- Phát hiện sớm các biểu hiện nặng như sốc, rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng để xử trí kịp thời.

8.2. Điều trị cụ thể

8.2.1. Thể viêm màng não mủ đơn thuần:

- Kháng sinh: Ampicillin, Cephalosporin thế hệ III, Penicillin G... Dùng kháng sinh cho đến khi xét nghiệm dịch não tuỷ trở về bình thường hoặc đủ 3 tuần.

- Điều trị hỗ trợ:

+ Hỗ trợ hơ hấp: Đặt ống nội khí quản và để thở máy khi cần. + Chống phù não: Mannitol 20% 0,5-1 g/kg truyền tĩnh mạch. + Chống co giật: dùng Diazepam 0,1 mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch. + Chống viêm: có thể dùng Methylprednisolone 0,5- 1 mg/kg/24 giờ.

8.2.2. Thể nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm khuẩn:

- Kháng sinh: Sử dụng kháng sinh như trong thể viêm màng não. - Điều trị hỗ trợ:

+ Hỗ trợ hơ hấp: Thở oxy hoặc thơng khí nhân tạo. + Hỗ trợ tuần hoàn bằng truyền dịch.

+ Điều chỉnh điện giải và thăng bằng kiềm toan.

+ Chỉ định lọc máu liên tục sớm ở những nơi có điều kiện nên.

+ Suy thận: dùng thuốc lợi niệu như furosemid.

IX. PHỊNG BỆNH

- Kiểm sốt bệnh trên lợn: phối hợp với ngành Thú y để phòng chống dịch bệnh trên lợn.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 144 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)