BIẾN CHỨNG VÀ DI CHỨNG

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 61 - 64)

- Phụ nữ có thai bị qui bị có thể xảy thai, đẻ non.

- Nam giới bị viêm tinh hồn nặng cả 2 bên có thể để lại di chứng teo tinh hồn, vơ sinh.

- Đái tháo đường do viêm tụy.

- Điếc do tổn thương dây thần kinh VIII.

VII.CHẨN ĐỐN

7.1. Chẩn đốn xác định

7.1.1. Dịch tễ:

Sống trong vùng dịch,tiếp xúc với người bệnh, chưa mắc bệnh lần nào. Thường xảy ra vào mùa đông - Xuân.

7.1.2. Lâm sàng:

- Hội chứng nhiễm trùng.

- Viêm đau tuyến mang tai khơng hố mủ thường bị 2 bên.

7.1.3. Xét nghiệm:

- Bạch cầu giảm, lym pho tăng.

- Định lượng amylase máu và nước tiểu tăng. - Phân lập virus.

- Huyết thanh chẩn đoán: Phản ứng kết hợp bổ thể kháng thể hoặc huyết thanh chẩn đoán.

7.2. Chẩn đoán phân biệt

7.2.1. Khi viêm tuyến mang tai một bên cần phân biệt

- Viêm mủ tuyến mang tai: Viêm 1 bên, sưng, nóng, đỏ, đau, bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng.

- Sỏi tuyến nước bọt mang tai: Bị nhiều lần, sưng tăng lên theo các bữa ăn, chụp thấy sỏi.

- Viêm hạch góc hàm dưới: Do viêm nhiễm xung quanh (răng, hàm, họng..), bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng.

7.2.2. Khi viêm tuyến mang tai hai bên cần phân biệt với phì đại tuyến mang tai

2 bên bất thường: khơng có dấu hiệu sốt, đau tuyến mang tai, bệnh có từ lâu.

IIX. ĐIỀU TRỊ

Khơng có thuốc đặc trị, điều trị triệu chứng

8.1. Thể viêm tuyến mang tai

- Cách ly (ít nhất 10 ngày) và cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường hạn chế đi lại, đắp ấm vùng tuyến mang tai.

- Súc miệng nước muối 0,9%, dung dịch Axit Boric 5%. - Thuốc hạ sốt giảm đau: Paracetamon.

- An thần nhẹ: Seduxen, Bromua.

- Ăn lỏng, dễ nuốt, uống nước cam, chanh.

8.2. Thể viêm tinh hoàn

- Nằm nghỉ tại giường khi còn sưng đau. - Mặc si-lip để treo nâng tinh hoàn.

- Giảm đau: Chườm đá, uống Aspirin 0,5g x 2 viên/lần x 2 lần/ ngày x 3- 4 ngày (uống lúc no).

Nếu đau tinh hoàn nặng dùng Aspirin khơng đỡ có thể dùng thêm Codein liều 30-60mg/ ngày cho người lớn x 2-3 ngày.

- Giảm viêm: Cortanxyl 20-30mg/ ngày x 3- 4 ngày sau khi ăn.

- Sau khi đỡ sưng đau dùng vitamin E 1-2 tháng để tăng sinh tinh trùng.

8.3. Viêm não:

- Chống phù nề. - Corticoid. - Kháng sinh. - Trợ tim mạch. - Bù nước điện giải. - Săn sóc, hộ lý.

IX.PHỊNG BỆNH

- Cách ly 10-21 ngày (thường 10 ngày). - Đeo mạng khi tiếp xúc với bệnh nhân.

- Phụ nữ có thai bị bệnh nếu có điều kiện tiêm Globulin miễn dịch đặc hiệu liều 0,3mg/kg, dùng 1 liều tiêm bắp duy nhất.

- Tiêm vác xin liều 0,5ml tiêm dưới da thời gian bảo vệ được 3 - 5 năm.

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Nguyên nhân cách thức lây bệnh quai bị? 2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh quai bị? 3. Triệu chứng lâm sàng bệnh quai bị?

BỆNH BẠCH HẦU MỤC TIÊU MỤC TIÊU

1. Nêu được nguyên nhân cách thức lây bệnh bạch hầu. 2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh

3. Kể được triệu chứng lâm sàng bệnh bạch hầu.

4. Trình bày được phương pháp chẩn đốn, điều trị và phịng bệnh bạch hầu.

NỘI DUNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hơ hấp, do trực khuẩn bạch hầu gây nên chủ yếu gặp ở trẻ em. Lâm sàng của bệnh là tổn thương chủ yếu ở vùng mũi, họng, thanh quản… với những màng giả kèm theo nhiễm độc nặng do ngoại độc tố

II.TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 61 - 64)