- Văcxin cúm Ah1N1 tiêm phòng cho tập thể.
TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Nguyên nhân cách thức lây bệnh cúm A/H1N1? 2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh cúm A/H1N1? 3. Triệu chứng lâm sàng bệnh cúm A/H1N1?
4.Trình bày được phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh Cúm A/H1N1?
BỆNH LIÊN CẦU LỢN Ở NGƯỜI MỤC TIÊU MỤC TIÊU
1. Nêu được nguyên nhân cách thức lây bệnh liên cầu lợn. 2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh.
3. Kể được triệu chứng lâm sàng bệnh.
4.Trình bày được phương pháp chẩn đốn, điều trị và phòng bệnh.
NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG
- Streptococcus suis là tác nhân gây bệnh quan trọng ở lợn và đôi khi gây bệnh trên người. Ở người, vi khuẩn gây hai bệnh cảnh chính là viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm khuẩn.
- Phần lớn các trường hợp bệnh là ở thể viêm màng não, thường kèm theo giảm thính lực và biến loạn dịch não tuỷ thường kéo dài. Ở thể nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm khuẩn, bệnh nhân thường có tử ban sét đánh giống nhiễm não mô cầu kèm theo rối loạn đông máu nội mạch rải rác dễ diễn tiến thành suy đa phủ tạng.
II. TÁC NHÂN GÂY BỆNH
- S. suis là vi khuẩn Gram dương hiếu khí tuỳ tiện.Vi khuẩn hình cầu hoặc hình bầu dục, đứng riêng rẽ hay xếp đôi hoặc xếp thành chuỗi ngắn.
- S. suis typ 2 có sức đề kháng tương đối tốt trong điều kiện ngoại cảnh.
Vi khuẩn có thể sống 10 phút ở 600C, 2 giờ ở 500C và 6 tuần trong xác súc vật ở 100C. Ở 00C vi khuẩn có thể tồn tại 1 tháng trong bụi và trên 3 tháng trong phân. Ở 250C vi khuẩn có thể sống 24 giờ trong bụi và 8 ngày trong phân. Tuy nhiên, vi khuẩn bị tiêu diệt dễ dàng với thuốc tẩy 5% pha loãng 1:799.
III. DỊCH TỄ HỌC
- Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có nghiên cứu điều tra về S. suis ở người. Bệnh xảy ra lẻ tẻ, gặp ở hầu hết các tỉnh thành.
- Đường lây truyền được khẳng định hiện nay là tiếp xúc trực tiếp. Vi khuẩn xâm nhập cơ thể người qua các vết thương ở da-niêm mạc.