BỆNH SỐT MÒ

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 126 - 128)

VIII. Quy định chun mơn về xử lý, chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS

BỆNH SỐT MÒ

(Scrub typhus – Tsutsugamushi) MỤC TIÊU

1. Nêu được nguyên nhân cách thức lây bệnh sốt mị. 2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh.

3. Kể được triệu chứng lâm sàng bệnh.

4.Trình bày được phương pháp chẩn đốn, điều trị và phịng bệnh.

NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh sốt Mò là một bệnh do tác nhân Orientia tsutsugamushi, có ổ dịch thiên nhiên, truyền ngẫu nhiên sang người khi bị ấu trùng Mò đốt.

II. TÁC NHÂN GÂY BỆNH

- Mầm bệnh là Orientia tsutsugamushi (còn tên R.orientia hoặc R. tsutsugamushi), ký sinh nội bào bắt buộc, bắt màu giemsa 2 cực đậm, dài 1,2- 3µm, rộng 0,5-0,8µm, hình cầu – trực khuẩn, xếp thường thành đám màu tím đỏ, dưới kính hiển vi điện tử có màng bọc.

- R. Orientia có hệ men khơng hồn chỉnh buộc phải ký sinh trong tổ chức. ngồi ra có hơn 30 chủng huyết thanh khác đã xác định trên toàn cầu; ngoài kháng nguyên đặc hiệu, R.Orientia cịn có một kháng ngun khơng đặc hiệu.

- Độc lực rất khác nhau tùy chủng.

III. DỊCH TỄ HỌC.

3.1. Nguồn truyền nhiễm R.Orientalis có 2 ổ chứa trong thiên nhiên: Mò và gặm nhấm – thú nhỏ.

- Ổ chứa nguồn bệnh truyền nhiễm chủ yếu là do Mò nhiễm Orientalis: Mị có khả năng truyền mầm bệnh cho các lồi gặm nhấm và thú nhỏ, truyền dọc mầm bệnh qua trứng sang đời sau; truyền ngẫu nhiên mầm bệnh sang người.

- Ổ chứa thứ yếu có vai trị nguồn truyền nhiễm khơng đáng kể là gặm nhấm và thú nhỏ.

3.2. Phương thức lây truyền

3.2.1. Đường truyền bệnh

Sốt Mò là bệnh truyền sang người qua cơn trùng trung gian ấu trùng Mị; như vậy mò vừa là vật chủ vừa là vector truyền bệnh; người bị nhiễm bệnh khi

bị ấu trùng Mị đốt. Người bệnh khơng có khả năng truyền bệnh sang người khác.

3.2.3. Điều kiện lây truyền sang người

Mò và ấu trùng ưa sống ở nơi đất xốp ẩm mát trong các khe hang, ven bờ sơng suối, nơi dâm mát có bụi dậm và cây thấp có quả hạt để chờ thú nhỏ - gặm nhấm lui tới.

- Sinh hoạt, lao động trong ổ dịch. - Phát dẫy làm nương.

- Bộ đội đi dã ngoại.

- Ngồi, nằm nghỉ trên bãi cỏ, để mũ nón, buộc võng vào gốc cây.

3.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch (ở cơ thể người)

- Mọi lứa tuổi đều dễ mắc bệnh.

- Bệnh để lại miễn dịch dài với đồng chủng nhưng miễn dịch lâm thời với dị chủng.

- Tái nhiễm do dị chủng nếu xảy ra sớm trong vòng vài tháng sau khi khỏi bệnh sẽ mắc bệnh nhẹ nhưng nếu tái nhiễm sau 1 năm trở lên sẽ mắc bệnh điển hình. Người sống trong ổ dịch có thể nhiễm bênh 2-3 lần nhưng thường mắc bệnh thể nhẹ hoặc tiềm tàng (không triệu trứng).

IV. CƠ CHẾ BỆNH SINH

- Từ vết loét R.Orientalis đột nhập vào hệ bạch huyết gây viêm tai tại chỗ rồi tiến tới gây viêm hạch toàn thân, gây sưng, đau hạch. Đồng thời chúng đột nhập vào máu gây viêm nội mạc huyết quản toàn thân gây tổn thương viêm nhiễm ở các phủ tạng.

- Bệnh cảnh lâm sàng nặng – nhẹ tùy thuộc vào nhiều điều kiện như: nơi cư trú, độc tính của từng chủng.

- Kháng sinh không diệt được R.orentalis, chỉ hạn chế sự phát triển của nó. Do đó, dù đã được điều trị đặc hiệu R.orientalis vẫn tồn tại trong cơ thể nhiều tháng, nhiều năm trong các hạch và gây tái phát bệnh.

V. LÂM SÀNG (Thể thơng thường điển hình) 5.1. Nung bệnh

Trung bình từ 8-12 ngày, sớm là 6 ngày, dài là 21 ngày.

5.2. Khởi phát

Tại nơi mò đốt nổi lên nốt phổng nước, thời gian này chỉ trong vịng một ngày tính từ khi mị đốt. Song bệnh nhân khơng hề biết vì khơng thấy đau, rát hay ngứa. Nốt phổng này sau đó sẽ thành vết lt.

5.3. Tồn phát

5.3.1. Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc

- Sốt nhẹ từ 1-2 ngày đầu, sau sốt cao liên tục; cũng có nhiều trường hợp đột ngột sốt cao ngay 39-40oC trong ngày đầu giống như sốt rét.

- Sốt cao liên tục dai dẳng xung quanh 40oC hình cao nguyên hoặc kiểu nối cơn kéo dài từ 15 đến 20 ngày, nếu không được điều trị. Nhiệt độ và mạch thường phân ly giống thương hàn.

- Trong 1-2 ngày đầu có thể có các cơn sốt rét run hoặc cơn gai rét, sau thường là sốt nóng đơn thuần.

- Tình trạng nhiễm độc thần kinh thường nặng nề, nhức đầu là dấu hiệu khởi đầu, đau khắp đầu, đầu nhức như búa bổ, dai dẳng nhiều ngày, có thể nhức cả 2 hố mắt.

- Mệt mỏi, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, đi lại lảo đảo, ù tai, lưỡi run rẩy, có cơn vã mồ hơi, đau cơ nhiều như trong bệnh Leptospirosis – có những trường hợp cũng li bì thờ thẫn, u ám như trong bệnh thương hàn.

5.3.2. Hội chứng loét – hạch – ban

a. Loét:

- Vị trí: gặp ở nhiều nơi khắp cơ thể, thông thường ở chỗ da non và ẩm. Hay gặp là ở bộ phận sinh dục; nách, bẹn rồi đến hậu môn, háng, thắt lưng sau mới đến chân tay, lưng, ngực, bụng, cổ, đơi khi vết lt ở vị trí khá bất ngờ như vành tai, rốn, mi mắt.

- Số lượng: thường gặp là một vết loét, hãn hữu mới có 2 vết loét.

- Tính chất: thường hình trịn hoặc bầu dục, đường kính nhỏ là 1mm, tới lớn là 2cm. Nếu có vẩy thì vẩy đen, cứng phủ trên một nốt sẩn có gờ cứng. Nếu vẩy đã bong thì để lại vết loét lõm, màu đỏ tươi, sạch không tiết dịch, khơng có mủ. Bệnh nhân khơng hề biết có vết lt vì hồn tồn khơng đau, khơng ngứa, khơng tức, rát.

- Quá trình tiến triển của vết loét: tại nơi mò đốt chỉ 24 giờ sau tạo thành nốt phổng có đường kính 1-2mm. Trên một nền tấy đỏ lớn hơn ở da; 4 giờ sau ấu trùng mò rời ra và nốt phồng lớn hơn; 4 ngày sau nốt phồng có dịch đục; 5 ngày sau, nốt phổng vỡ tạo nên một vết loét. Vẩy nốt loét trước có màu nâu sau đen và cứng dần. Ngày thứ 15 vảy bong để lại vết loét đáy trũng sâu, có gờ cứng, màu đỏ tươi, khơng có mủ, khơng hết dịch. Vào tuần thứ 3 thì vết loét liền, da trở lại bình thường.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)