Khách du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 72 - 76)

8. Kết cấu của Luận án:

2.3. Thực trạng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

2.3.1.1. Khách du lịch

a. Khách quốc tế

Năm 2000, khu vực Tây Nguyên mới chỉ thu hút được 81.376 lượt khách du lịch quốc tế, chiếm tỷ trọng 2,0% tổng lượt khách du lịch quốc tế đi lại trong cả nước; đến năm 2005 tăng lên 129.130 lượt khách, tỷ lệ giảm xuống chỉ còn 1,51% so với cả nước; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2005 đạt 9,7%/năm. Giai đoạn 2006 - 2012, khách quốc tế đến Tây Nguyên tăng trung bình mỗi năm 14,8%; từ 139.772 lượt khách năm 2006 tăng lên 235.850 lượt khách năm 2010; và đạt 431.264 lượt khách năm 2012.

Bảng 2.3. Số lượng khách quốc tế đến Tây Nguyên (2000 - 2012)

Đơn vị: Lượt khách Tên tỉnh 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Kon Tum 1.292 4.055 8.305 19.703 32.051 45.000 54.000 70.815 82.369 Gia Lai 2.564 3.735 4.346 6.508 8.201 7.491 8.100 9.030 9.610 Đắk Lắk 6.520 14.540 19.521 18.888 22.069 25.000 50.000 70.000 98.662 Đắk Nông 6.200 10.600 10.000 8.000 7.000 15.000 25.000 38.214 Lâm Đồng 71.000 100.600 97.000 120.000 120.000 130.000 108.750 181.200 202.409 Tổng số 81.376 129.130 139.772 175.099 190.321 214.491 235.850 356.045 431.264

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh trong vùng.

Khách du lịch quốc tế đến Tây Nguyên có chiều hướng tăng dần qua các năm. Mặc dù vậy, thị phần khách quốc tế của vùng Tây Nguyên vẫn chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng lượng khách quốc tế đi lại giữa các địa phương trên toàn quốc. Trong suốt giai đoạn từ 2000 đến nay, lượng khách quốc tế đến khu vực vẫn chỉ chiếm tỷ trọng trên 2,2% tổng lưu lượng khách đi lại trên toàn quốc.

Hình 03: Tăng trưởng khách quốc tế đến với Tây Nguyên (1000 lượt)

Theo số liệu thống kê của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh trong vùng thì kết quả phân tích thị trường các năm 2005, 2010 và 2012 cho thấy trong tổng số khách du lịch quốc tế đến vùng Tây Nguyên thì số khách Pháp nhiều hơn cả, chiếm 19,79%, tiếp sau là Mỹ 12,91%, Đài Loan 9,26%, Anh 5,15%, Hà Lan 4,56%, ASEAN 8,38% (năm 2005 là 1,7%)...

Bảng 2.4. Số lượng khách của một số thị trường quốc tế đến Tây Nguyên

Đơn vị: Lượt khách Thị trường 2005 2010 2011 2012 Số khách Tỷ lệ % Số khách Tỷ lệ % Số khách Tỷ lệ % Số khách Tỷ lệ % Pháp 29.692 22,99 61.610 26,12 65.650 22,24 69.957 19,79 Đài Loan 12.920 10,01 30.849 13,08 31.020 10,51 32.726 9,26 Mỹ 11.620 9,00 27.320 11,58 35.380 11,98 45.640 12,91 Anh 8.150 6,31 20.758 8,80 17.720 6,00 18.215 5,15 Hà Lan 5.425 4,20 12.230 5,19 14.040 4,76 16.104 4,56 ASEAN 2.195 1,70 10.542 4,47 24.744 8,38 32.167 9,10

Nước khác 59.128 45,79 72.541 30,76 106.690 36,14 138.697 39,23

Tổng số 129.130 100,00 235.850 100,00 295.244 100,00 353.506 100,00

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh trong vùng.

Thị trường khách chính của các tỉnh trong vùng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5. Các thị trường khách quốc tế đến các tỉnh TN (năm 2012)

Tên tỉnh Thị trường khách chính

Mục đích chuyến đi (%)

Nghỉ

dưỡng cơng việcKết hợp Thămthân Văn hóa/ mụcđích khác Kon Tum Pháp, Trung Quốc, Úc, Hàn Quốc… 2 5 10 83

Gia Lai Pháp, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc,Nhật Bản, Hàn Quốc… 55 25 8 12 Đắk Lắk Pháp, Đức, Đan Mạch, Hàn Quốc,Nhật Bản… 77 23 0 0 Đắk Nông Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia… 80 9 7 4 Lâm Đồng Mỹ, Úc, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc… 65 20 10 5

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh trong Vùng

Mức chi tiêu trung bình trong một ngày của mỗi khách du lịch là khác nhau giữa các tỉnh trong vùng. Năm 2010, khách du lịch chi tiêu nhiều nhất ở Lâm Đồng, trung bình một ngày mỗi khách quốc tế chi tiêu khoảng 2.050.000 đồng (tương đương 100USD); tiếp đến là Gia Lai, trung bình một ngày mỗi khách quốc tế chi tiêu khoảng 1.640.000 đồng (tương đương 80USD); ở Đắk Lắk là 910.000 đồng (tương đương 44,4USD); ở Kon Tum và Đắk Nông là 370.000 đồng (tương đương 18USD). Tuy nhiên, nếu tính trung bình cho tồn vùng thì năm 2010, trung bình mỗi ngày một khách du lịch quốc tế chi tiêu khoảng 1.865.000 đồng (tương đương 91USD). Ngày lưu trú trung bình 3,1 ngày [17].

b. Khách du lịch nội địa

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện dần từng bước nên khách du lịch nội địa trong cả nước nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng ngày càng gia tăng. Khách du lịch nội địa có nhiều loại khác nhau, nhưng chủ yếu với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, lễ hội - tín ngưỡng, nghiên cứu sinh thái... Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch nội địa giai đoạn 2000 - 2012 đạt 14%/năm. Số lượng khách đến với Tây Nguyên qua các năm như sau:

Bảng 2.6. Số lượng khách nội địa đến các tỉnh Tây Nguyên (2000 - 2012) Đơn vị: 1000 Lượt khách TT Tên tỉnh 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Kon Tum 15,3 27,8 33,8 40,3 46,1 53,0 61,5 79,2 90,5 2 Gia Lai 43,3 93,4 97,4 120,9 137,8 152,4 166,9 170,0 176,3 3 Đắk Lắk 137,8 188,6 188,9 221,8 229,8 275,0 255,5 283,0 285,7 4 Đắk Nông 93,8 99,4 120,0 124,0 113,0 150,0 185,0 218,0 5 Lâm Đồng 654,0 1.460,3 1.751,0 2.080,0 2.180,0 2.370,0 2.518,3 3.385,4 3.812,7 Tổng số 850,3 1.863,9 2.170,6 2.582,9 2.717,8 2.963,4 3.152,2 4.102,6 4.583

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh trong Vùng.

Khách du lịch nội địa đến Tây Nguyên thường lựa chọn chủ yếu Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk... Đây là những địa phương có tài nguyên du lịch đặc biệt nổi trội, hấp dẫn không chỉ với du khách quốc tế mà cả du khách trong nước. Cao nguyên Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch vườn Quốc gia Yok Đôn và khu du lịch Buôn Đôn, thác Trinh Nữ, thác Dray Sáp... là những điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch nội địa, nhất là vào các dịp hè. Tăng trưởng khách nội địa được thể hiện:

Hình 04: Tăng trưởng khách nội địa đối với khu vực Tây Nguyên

Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa đạt khoảng 1,65 ngày vào năm 2010. Về mức chi tiêu trung bình (năm 2010) của khách nội địa đến Tây Nguyên khoảng 410.000 đồng người/ngày (tương đương 20USD). Tuy nhiên, mức chi tiêu này là khác nhau giữa các tỉnh trong vùng: Lâm Đồng là 615.000 đồng (tương đương

30USD); Gia Lai là 627.000 đồng (tương đương 30,6USD); Đắk Lắk là 215.000 đồng (tương đương 10,5USD); Kon Tum và Đắk Nông là 175.000 đồng (tương đương 8,5USD)[17].

Bảng 2.7. Thị trường khách nội địa đến các tỉnh Tây Nguyên (năm 2012)

Tên tỉnh Thị trường khách chính Mục đích chuyến đi (%) Du lịch nghỉ dưỡng Kết hợp cơng việc Thăm thân nhân Tham quan/ mục đích khác Kon Tum

Duyên hải Miền Trung, Bắc Bộ, Nam Bộ, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, nội vùng 35 35 18 12 Gia Lai 25 60 5 10 Đắk Lắk 5 15 15 65 Đắk Nông 40 48 6 6 Lâm Đồng 68 20 7 5

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh trong Vùng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w