Thành phố Kyoto Nhật Bản

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 51 - 53)

8. Kết cấu của Luận án:

1.4.1.1.Thành phố Kyoto Nhật Bản

1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững

1.4.1.1.Thành phố Kyoto Nhật Bản

Kyoto trước kia là thủ đô của Nhật Bản, nay là một thành phố của tỉnh Kyoto với số dân hơn 1,5 triệu người, 11 khu hành chính và diện tích là 827,9 km2.

Vào thế kỷ thứ 8, khi giới tăng lữ phật giáo hay can thiệp vào triều chính, Nhật Hồng đã dời đơ, để tách khỏi sự ảnh hưởng của Phật giáo. Thành phố mới Heiankyo (Bình An Kinh) trở thành thủ đơ của Nhật Bản vào năm 794, sau đó được đổi tên thành Kyoto. Kyoto đã là kinh đô của Nhật Bản cho tới khi được dời tới Edo vào năm 1868 dưới thời Minh Trị Duy Tân. Sau này Edo được đổi tên thành Tokyo (Đơng Kinh) thì Kyoto được gọi là Tây Kinh. Do không bị chiến tranh tàn phá, Kyoto là thành phố lớn nhất của Nhật Bản vẫn cịn các di tích văn hố lịch sử, lối kiến trúc với những căn nhà cổ xưa.

Kyoto là một thành phố lớn, là trung tâm văn hoá, kinh tế, thể thao, khoa học công nghệ và là địa điểm du lịch với nhiều di sản văn hoá đựoc UNESCO xếp hạng. Tuy nhiên, q trình hiện đại hố nước Nhật, quy hoạch phát triển Kyoto đang bị phá vỡ một số cảnh quan, di tích. Phát triển bền vững đã được chính quyền thành phố thực hiện thơng qua các chính sách và mục tiêu sau:

(1). Tu bổ và bảo tồn các di tích lịch sử văn hố

Mặc dù Nhật Bản bị chiến tranh, động đất tàn phá trong suốt 11 thế kỷ qua nhưng Kyoto vẫn không bị bom đạn chiến tranh tàn phá. Với 2000 ngôi đền đạo Phật và đền Shinto, cung điện, vườn thượng uyển, các cơng trình kiến trúc khác cịn ngun vẹn. Kyoto được đánh giá là một thành phố được bảo tồn tốt nhất Nhật Bản.

Hoạt động bảo tồn di tích văn hố bị hư hại, đang được chính quyền thành phố rất quan tâm. Cùng với các tổ chức tư nhân tham gia, các nhà hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn đã đưa hàng chục các cơng trình bị hư hại đến trung tâm bảo tồn Minh Trị thôn để phục dựng lại như ngun trạng. Những cơng trình được lựa chọn phục dựng lại rất phong phú, đó là kiến trúc cung đình, cơng sở, thư viện, nhà tù, cơng trình giao thơng, nhà hát, phịng trà, xưởng nấu rượu Sake, thánh đường công giáo. Những người kiến tạo các khu bảo tàng khơng chỉ khơi phục ngun các cơng trình mà cịn tái hiện các khu vườn, lối đi, đồ vật môi trường kiến trúc xung quanh đúng với thời Minh Trị.

(2). Tổ chức các lễ hội thu hút khách du lịch

Các lễ hội là một phần quan trọng trong các ngày nghỉ ở Kyoto. Đầu tiên là lễ hội Aoi Matsuri 15-5 đây là một trong ba lễ hội lớn nhất tại Kyoto. Tiếp theo là lễ hội Gion Matsuri, vào 14-7, lễ hội Bon vào 16-8, lễ hội Jidai 22-10 đều là những lễ hội lớn của thành phố để kỷ niệm quá khứ vinh quang với các cuộc diễu binh hơn 2000 người tham gia, trong các bộ trang phục cổ từ thời Heian cho tới thời Minh Trị. Cùng với các ngày lễ hội, những bữa tiệc, trà, những buổi liên hoan với nhiều món ăn truyền thống với cách chế biến phong phú, lễ hội đấu vật, võ thuật Sumo, diễn kịch No đã thu hút hàng triệu khách trong và ngoài nước tới Kyoto vào những ngày lễ trọng đại này. Các trang Website quảng cáo du lịch được phổ biến rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng, bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, quảng cáo du lịch là một hoạt động có tính chun nghiệp.

(3). Phát triển hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông của Kyoto rất hiện đại bao gồm tàu điện ngầm, xe buýt kết nối đường cao tốc trung tâm thành phố với các đường cao tốc địa phương. Khách du lịch có thể tham gia giao thơng trên các tuyến xe buýt công cộng, xe buýt du lịch hoặc taxi. Mạng lưới xe buýt được trải rộng tới những nơi khơng có tàu điện ngầm. Tàu cao tốc tại Kyoto có thể phục vụ khách đi từ thành phố này tới các thành phố Nagoya, Tokyo và Osaka, và đến sân bay quốc tế Kensai. Ngồi ra cũng có các tuyến tàu khác của các công ty tư nhân, vận chuyển khách từ Kyoto tới các thành phố khác lân cận vùng Kansai. Đi xe đạp, cũng là một cách tham gia giao thông của khách du lịch và người dân trong thành phố. Du lịch tham quan bằng cách đi xe đạp, đi bộ được coi như là một biểu tượng văn hố của cố đơ Kyoto.

(4). Phát triển kinh tế

Ngành du lịch được xem là nền tảng cơ bản của kinh tế Kyoto. Du khách tới tham quan cảnh đẹp, di sản văn hố, các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ đã tạo ra nguồn thu rất lớn cho Kyoto. Chính quyền thành phố chủ trương không phát triển các ngành cơng nghiệp nặng bởi vì lo sợ phát triển cơng nghiệp sẽ gây ơ nhiễm mơi trường. Cơng nghiệp được chính quyền cho phép phát triển là công nghiệp điện tử. Do sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp sử dụng cơng nghệ cao là rất chậm, nên chính quyền ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống, phát triển các doanh nghiệp nhỏ, ví dụ như sản xuất áo Kimono xuất khẩu, điêu khắc, chế tác kim loại chạm khảm. Mối liên hệ giữa các trường đại học và các doanh nghiệp của thành phố là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng. Kyoto có 37 trường đại học và viện nghiên cứu, trong đó có ba trường đại học nổi tiếng Nhật Bản là đại học Doshisha, Kyoto và Ritsumeikan. Trong đó, đại học Kyoto được xem là đại học hàng đầu của Nhật Bản, với sáu nhà khoa học được giải nhất Nobel. Nhiều thành quả khoa học về điện tử, y - sinh học đã ra đời từ trường đại học Kyoto. Đặc biệt là các kết quả nghiên cứu xử lý hình ảnh giữa tập đồn Canon với đại học Kyoto đã góp phần giảm thiểu ngân sách chăm sóc sức khoẻ đối với những người già gặp các căn bệnh hiểm nghèo.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 51 - 53)