Xác định nội dung hợp tác, liên kết phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 49 - 51)

8. Kết cấu của Luận án:

1.3.4.3.Xác định nội dung hợp tác, liên kết phát triển du lịch bền vững

1.3. Phát triển du lịch bền vững

1.3.4.3.Xác định nội dung hợp tác, liên kết phát triển du lịch bền vững

Trong quá trình phát triển du lịch các bên hợp tác (10 bên đã trình bày phần trên) hoạt động liên tục trên nhiều lĩnh vực, phạm vi liên quan để giải quyết nhiều vấn đề. Các vấn đề, các hoạt động đó cũng phải đặt trong nghị trình bền vững bằng cách đối chiếu các chính sách và kế hoạch hành động với 12 mục tiêu bền vững mà UNWTO và UNEP đã xác định (UNWTO, "Phát triển du lịch bền vững hơn" xuất bản năm 2007). So sánh trên cho thấy mỗi một mục tiêu bền vững đòi hỏi những sự hợp tác, những cơ chế kết hợp nhất định. Với 12 mục tiêu bền vững, cơ quan hoạch định

quy hoạch, kế hoạch khu vực và từng tỉnh cần hệ thống, xếp thành để làm cơ sở đề xuất các cơ chế hợp tác phù hợp. Nội dung cụ thể như sau:

(1). Khả thi về kinh tế: Đảm bảo các yêu cầu về cạnh tranh và tính khả thi của

điểm đến; bảo đảm cơng việc thuận lợi cho doanh nghiệp, có được lợi ích lâu dài (doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng, thu nhập từ du lịch tăng liên tục trong dài hạn).

(2). Vì sự phồn vinh cho cộng đồng: Nhằm tối đa hố lợi ích của ngành du lịch

đóng góp vào sự phát triển kinh tế tại điểm đến; trong đó có tỷ lệ doanh thu từ du lịch được trích giữ lại địa phương.

(3). Chất lượng việc làm: Nhằm tăng cường cả về số lượng và chất lượng công

việc cho cộng đồng địa phương thông qua du lịch, bao gồm mức lương, điều kiện dịch vụ và cơ hội công việc cho tất cả các đối tượng, khơng có sự phân biệt về giới tính, dân tộc, khuyết tật...

(4). Cơng bằng xã hội: Nhằm mục đích phân chia đồng đều và rộng khắp các

lợi ích kinh tế - xã hội từ du lịch cho cộng đồng, bao gồm tăng cơ hội việc làm, thu nhập và các dịch vụ cho người nghèo.

(5). Thoả mãn nhu cầu của du khách: Cung cấp các trải nghiệm du lịch an toàn,

hài lịng và hồn hảo cho tất cả các đối tượng du khách mà khơng có sự phân biệt về giới tính, chủng tộc, khuyết tật...

(6). Kiểm soát ở địa phương: Tham gia, trao quyền cho cộng đồng địa phương

trong quy hoạch và ra quyết định về cách thức quản lý và phương hướng phát triển du lịch trong vùng, tham khảo ý kiến của các bên liên quan khác.

(7). Phúc lợi cộng đồng: Duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống, trong cộng

đồng dân cư, bao gồm cơ cấu xã hội, khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên, tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ đời sống, tránh suy thối và xói mịn các giá trị xã hội.

(8). Sự phong phú về văn hố: Tơn trọng và làm nổi bật giá trị các di sản, văn

hoá lâu đời, truyền thống và những giá trị độc đáo của cộng đồng địa phương.

(9). Sự tồn vẹn của tự nhiên: Duy trì và cải thiện chất lượng của danh lam thắng cảnh ở cả nông thôn và thành thị, tránh suy thối mơi trường.

(10). Đa dạng sinh học: Hỗ trợ bảo tồn các vùng nguyên sinh, động vật hoang

(11). Sử dụng hiệu quả tài nguyên: Hạn chế sử dụng các nguồn tài ngun khan

hiếm và khơng thể tái tạo trong q trình vận hành và phát triển các cơ sở và loại hình dịch vụ du lịch.

(12). Sự thuần khiết của mơi trường: Giảm thiểu ơ nhiễm khơng khí, đất, nước và rác thải từ du khách và các doanh nghiệp du lịch.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 49 - 51)