Sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 100 - 101)

8. Kết cấu của Luận án:

2.4. Các nhân tố quan trọng cho sự phát triển du lịch bền vững Tây

2.4.1. Sản phẩm du lịch

Cả 5 tỉnh trong vùng Tây Nguyên đều có tiềm năng du lịch rất lớn, phù hợp phát triển nhiều loại hình du lịch. Trong những năm qua, sản phẩm du lịch vùng Tây Nguyên đã được đa dạng hoá và phong phú hơn nhiều các nơi khác, từng bước nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Các địa phương trong vùng đã đẩy mạnh việc

khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên du lịch của mình, bảo tồn và phục hồi các lễ hội truyền thống dân tộc Tây Nguyên, tổ chức nhiều hoạt động du lịch với nhiều chủ đề độc đáo hấp dẫn. Tây Nguyên có 7 loại hình sản phẩm du lịch là:

(l) Du lịch nghỉ dưỡng núi, hồ (Tuyền Lâm, Măng Đen, Biển Hồ, Hồ Lắk, Ngọc Linh…).

(2) Du lịch nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa (Bản Đơn, Bn M’liêng; Làng Văn hóa Kon Klor; Bn Go - Cát Tiên …).

(3) Du lịch nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên (hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia, hồ Tơ Nưng, hồ Lắk; các thác Trinh Nữ, Gia Long, Cam Ly, Pren, Pa Sỉ…).

(4) Du lịch MICE (hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm);

(5) Du lịch vui chơi giải trí, du lịch thể thao mạo hiểm (du lịch golf, leo núi, vượt thác…);

(6) Du lịch lễ hội (festival, Lễ hội Cồng chiêng, Lễ hội đua voi, Lễ bỏ mả…). (7) Du lịch tham quan lịch sử văn hóa (di tích ĐắkTơ-Tân Cảnh, Ngục Kon Tum, Nhà thờ gỗ Kon Tum; nhà tù Pleiku, di tích lịch sử văn hóa làng kháng chiến Stor, di tích lịch sử Tây Sơn Thượng Đạo, chiến địa Plei Me; Nhà Đày Buôn Ma Thuột, Bảo tàng Dân tộc Đắk Lắk, hang đá Đắk Tur - Krong Bong, Đồn điền Ca Đa, Đình Lạc Giao, Chùa Sắc Tứ Khải Đoan, Tòa Giám mục Đắk Lắk, Tháp Yang Prong - Easoup; Di tích N’Trang Gưh, cụm di tích lịch sử N’Trang Lơng; Thiền viện Trúc Lâm, khu mộ cổ dân tộc Mạ, khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên…

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w