Vai trò của du lịch trong hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 35 - 37)

8. Kết cấu của Luận án:

1.2. Vị trí, vai trị của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế-xã hộ

1.2.2.3. Vai trò của du lịch trong hội nhập quốc tế

Ngày nay, phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang đặt ra cho các quốc gia nhiều cơ hội và thách thức. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế và thị trường của một quốc gia với nền kinh tế và thị trường thế giới và khu vực thơng qua các biện pháp tự do hóa và mở của thị trường trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch được xem là lĩnh vực có nhiều ưu thế tham gia vào sân chơi toàn cầu.

Trước hết du lịch là ngành trụ cột trong thương mại quốc tế tham gia vào tiến trình mở cửa và tự do hóa thương mại của các quốc gia. Du lịch là cầu nối cho thương

mại quốc tế và đầu tư nước ngoài. Với thế mạnh tổ chức các chuyến du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo… du lịch làm phương tiện kết nối đầu tư giữa nhà đầu tư ngoài nước với trong nước. Nhờ vào du lịch, dịng vốn FDI, ODA có cơ hội di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Trong hội nhập quốc tế, du lịch làm cho văn hóa của các quốc gia có dịp được giới thiệu, đó là những tài nguyên nhân văn tinh túy đưa đến bạn bè quốc tế. Du lịch là cầu nối tình hữu nghị, hợp tác và thân thiện giữa các quốc gia. “Du lịch là hộ chiếu đi tới hịa bình và hữu nghị” (tuyên bố Manila về du lịch). Du lịch trong nền kinh tế hội nhập hướng đến chất lượng quốc tế về dịch vụ, về cơ sở hạ tầng phục vụ, trình độ quản lý và năng lực tổ chức. Chính vì vậy, hội nhập địi hỏi du lịch phải từng bước hiện đại hóa, hệ thống hóa và chất lượng hóa. Đến lượt nó, du lịch phát triển làm cho hội nhập của các quốc gia càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và giảm dần khoảng cách phát triển.

Tuy nhiên, phát triển du lịch trong điều kiện hội nhập có nhiều thách thức. Đó là do trình độ phát triển của các quốc gia khơng đồng đều, do vậy năng lực cạnh tranh yếu làm cho các nước đang phát triển mất dần lợi thế trong phát triển, các nước đang phát triển sẽ lệ thuộc vào sân chơi của các nước lớn.

Hội nhập sẽ tác động mạnh đến các tài nguyên nhân văn, mặt tích cực được khai thác, phát triển, tôn tạo. Tuy vậy, do yếu tố hướng ngoại, vì vậy bản sắc văn hóa của số sản phẩm du lịch sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí phai nhạt.

Phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập quốc tế nhằm đáp ứng những yêu cầu sau: - Trước hết là mở rộng và thâm nhập thị trường du lịch thế giới. Trong khuôn khổ WTO, ngành du lịch phải tham gia vào chính sách mở cửa thị trường, các doanh nghiệp du lịch trong nước tham gia vào sân chơi toàn cầu. Ngược lại, phải mở cửa để các đối tác trên thế giới tham gia cung cấp dịch vụ du lịch ở Việt Nam.

- Ngành du lịch phải đáp ứng với việc tham gia sâu vào các tổ chức quốc tế trong khuôn khổ đa phương như tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), UNWTO, Hiệp hội du lịch châu Á Thái Bình Dương (PATA)… nhằm quảng bá vị thế, tạo hình ảnh trên thị trường du lịch thế giới.

- Tăng cường hợp tác song phương và đa phương để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm phát triển du lịch, đào tạo nhân lực, hợp tác xúc tiến quảng bá, khai thác các thị trường trọng điểm.

- Phát triển du lịch đòi hỏi phải hồn thiện đồng bộ khn khổ pháp lý để phù hợp với những qui định của UNWTO và các nước ASEAN.

- Triển khai xây dựng chiến lược phát triển du lịch; cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp vào du lịch; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nhằm tăng sức hấp dẫn và chất lượng sản phẩm. Nhanh chóng thiết lập đại diện tại thị trường trọng điểm, nghiên cứu thị trường đối tác, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến nâng cao hình ảnh du lịch.

- Nâng cao chất lượng điểm đến, xây dựng ASEAN là điểm đến chung hấp dẫn, hướng tới xây dựng cộng đồng vào năm 2015.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w