8. Kết cấu của Luận án:
1.2. Vị trí, vai trị của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế-xã hộ
1.2.2.2. Vai trò du lịch trong lĩnh vực văn hoá xã hội
Du lịch với những hoạt động phong phú của nó sẽ tạo ra các cơ hội phát triển cho cộng đồng cư dân sở tại như giải quyết việc làm, tạo thu nhập từ việc kinh doanh hàng hóa, tiêu thụ những sản phẩm do họ sản xuất ra. Điều này, kích thích phát triển các ngành sản xuất nơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, để tạo ra hàng hóa phục vụ nhu cầu du lịch. Du lịch sẽ cung cấp cho họ kỹ năng sống, kỹ năng làm việc phục vụ cho ngành du lịch. Chính vì vậy, phát triển du lịch ở các vùng nơng thơn và miền núi khơng chỉ góp phần phát triển kinh tế, văn hố, xã hội, mơi trường mà cịn giảm thiểu tình trạng di cư về các đơ thị lớn làm công ảnh hưởng các cân đối vĩ mô và quản lý đô thị.
Du lịch tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng giảm dần khu vực I, gia tăng khu vực II và khu vực III. Tỷ trọng khu vực I giảm làm cho dân cư di chuyển sang khu vực II và khu vực III.
Ở các nước phát triển, đã xuất hiện tình trạng khu vực I khan hiếm nhân công, giá cả lao động tăng, thu nhập nhờ đó cũng được tích lũy. Khả năng tiếp nhận và sử dụng lao động trong khu vực hoạt động du lịch tăng lên rất cao cả hai nguồn lao động: lao động trực tiếp phục vụ tại các cơ sở du lịch và lao động gián tiếp từ các ngành kinh tế khác. Chính vì vậy, phát triển du lịch không chỉ mang lại nguồn thu cho ngành du lịch mà còn tác động làm gia tăng nguồn thu ở các ngành khác.
Tại Việt Nam, ở những địa phương phát triển du lịch, những hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp đã chuyển biến mạnh mẽ, chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch, nhờ đó thu nhập gia tăng, nhiều hộ đã thoát nghèo và làm giàu.
Du lịch là cầu nối quan trọng để các dân tộc giao lưu văn hoá với nhau. Những nét văn minh của nền văn hóa nhân loại ngày càng kích thích phát triển góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hố nhân loại, nâng cao trí thức con người và làm cho các dân tộc “xích lại” gần nhau hơn.
Thông qua việc tiêu thụ các sản phẩm du lịch, du khách được mở rộng kiến thức, hiểu biết thêm được nhiều điều mới lạ về văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống… của các địa phương, của các quốc gia. Điều này, góp phần rất lớn vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tại địa phương đó.
Việc phát triển ngành du lịch có tác dụng nâng cao lịng yêu quê hương đất nước, giáo dục truyền thống dân tộc. Mặt khác thông qua hoạt động du lịch tăng cường được các mối quan hệ xã hội, tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia góp phần bảo vệ hồ bình thế giới. Du lịch chỉ có thể phát triển trong điều kiện hồ bình và thiện chí chứ khơng thể phát triển trong điều kiện chiến tranh và thù địch.
Ngày nay các chuyến du lịch học tập có chủ đích vào cuối tuần hay kỳ nghỉ hè là biện pháp hữu hiệu để giúp học viên củng cố kiến thức, tiếp thu ở giảng đường. Ngoài ra khi thực hiện các chuyến du lịch, người ta có dịp trực tiếp đối thoại, tìm hiểu lẫn nhau giữa du khách hoặc với cộng đồng dân cư tại nơi đến du lịch, nên con người có cơ hội để thơng cảm, hiểu biết nhau hơn. Sự kết hợp với các hoạt động xã hội làm cho chuyến du lịch trở nên có ý nghĩa hơn.
Du lịch có vai trị tăng cường sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Do tác động của cơng nghiệp hố, người lao động ít tiếp xúc với thiên nhiên, nên họ khao khát, tìm nơi n vắng, mơi trường sinh thái trong lành để thư giãn, nghỉ ngơi hoặc giải trí, du lịch. Cùng với nhịp sống lao động dồn dập của xã hội công nghịêp hiện đại đã làm xuất hiện những căn bệnh như căng thẳng thần kinh, huyết áp cao, bệnh nghề nghiệp…Vì lý do đó, các cơng ty, các xí nghiệp trên thế giới thường khuyến khích cơng nhân của họ đi du lịch giải trí để phục hồi sức khỏe.