Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 78 - 81)

8. Kết cấu của Luận án:

2.3. Thực trạng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

2.3.1.3. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

a. Các cơ sở lưu trú

Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng đáng kể về khách du lịch, hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống trên địa bàn Tây Nguyên cũng phát triển nhanh. Tuy nhiên, tốc độ xây dựng nhanh chóng (khơng có quy hoạch) của các cơ sở lưu trú du lịch nhất là hệ thống các nhà trọ, các phòng nghỉ dân dã tại các thơn, làng... phục vụ cho loại hình du lịch sinh thái đã nâng tổng số phòng khách sạn ở Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk... lên cao, tạo ra sự khủng hoảng thừa trong những mùa vắng khách. Công suất sử dụng phịng trung bình năm của các cơ sở lưu trú trên địa bàn các tỉnh Tây

Nguyên (ngoại trừ các cơ sở lưu trú của Đà Lạt - Lâm Đồng đạt công suất trên 60%), chỉ khoảng từ 30 - 40% [17].

Bảng 2.10. Cơ sở lưu trú du lịch các tỉnh Tây Nguyên (2000 - 2012)

Đơn vị: Cơ sở; Phòng Số TT Tên tỉnh 2000 2005 2010 2012 CSLT Phòng CSLT Phòng CSLT Phòng CSLT Phòng 1 Kon Tum 3 87 20 360 43 800 51 979 2 Gia Lai 14 400 27 709 50 1.220 50 1.220 3 Đắk Lắk 15 401 50 1.069 115 2.336 148 2.843 4 Đắk Nông 14 172 80 1.025 122 1.410 5 Lâm Đồng 442 5,017 576 6.843 696 11.306 715 11.356 Toàn vùng 474 5.905 687 9.153 984 16.687 1.086 17.808 Tỷ lệ % so cả nước 12,7 7,4 10,6 7,0 8,1 7,0 7,4 6,5 Cả nước 3.306 72.21 2 6.469 131.0 51 12.08 9 236.7 47 14.65 4 272.6 17

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh trong Vùng.

Năm 2000 toàn vùng mới có 474 cơ sở lưu trú với tổng số 5.905 phịng, thì đến năm 2005 đã có 687 cơ sở lưu trú với 9.153 phịng (chiếm 10,6% số cơ sở lưu trú và 7,0% lượng phòng của cả nước); đến năm 2012 số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn đã được tăng lên đáng kể với 1.086 cơ sở và 17.808 phòng, chiếm 6,5 % lượng phòng cả nước.

Xếp hạng cơ sở lưu trú: Tồn vùng Tây Ngun mới có 140 cơ sở lưu trú được

xếp hạng với 4.638 phòng (chiếm 12,9% số cơ sở và 26,0% số phòng).

Bảng 2.11. Hạng cơ sở lưu trú du lịch vùng Tây Nguyên

Đơn vị: Cơ sở, Phòng

Hạng CSLT

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2012 Số CSLT Số phòng Số CSLT Số phòng Số CSLT Số phòng 1 sao 61 6,7% 1.431 9,1% 79 8,0% 1.601 9,6% 78 7,2% 1.567 8,8% 2 sao 48 5,3% 1.530 9,7% 46 4,7% 1.468 8,8% 42 3,9% 1.352 7,6% 3 sao 7 0,8% 411 2,6% 11 1,1% 732 4,4% 10 0,9% 680 3,8% 4 sao 8 0,9% 884 5,6% 8 0,8% 884 5,3% 9 0,8% 996 5,6% 5 sao 1 0,1% 43 0,3% 1 0,1% 43 0,3% 1 0,1% 43 0,2% Tổng số 125 13,8 % 4.29 9 27,3 % 145 14,7 % 4.72 8 28,4 % 140 12,9 % 4.63 8 26%

b. Cơ sở vui chơi giải trí

Lâm Đồng đã đưa vào khai thác kinh doanh 32 khu, điểm du lịch gồm 15 khu, điểm hồ thác, 02 điểm di tích lịch sử, 8 điểm sinh thái rừng, 7 khu vui chơi giải trí, cơng viên. Các điểm du lịch gắn với cảnh quan du lịch tự nhiên nổi tiếng như: Hồ Xuân Hương, hồ Đan Kia - Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm, hồ Than Thở, hồ Đa Nhim, hồ Nam Phương, núi Lang Biang, suối Tiên, các thác: Đambri, Thác Mơ (Bảo Lộc); Bôbla, Li Liang (Di Linh); PongGua, Bảo Đại, Gouga, Liên Khương (Đức Trọng); Pren, Cam Ly, Đatanla (Đà Lạt); Thác Nếp, Thác Voi, Liêng Si Nha (Lâm Hà)... và rừng quốc gia và di tích văn hố cổ ở Cát Tiên...

Đến du lịch Đắk Lắk du khách có thể đến với các khu rừng nguyên sinh với sự đa dạng về hệ sinh thái và đa dạng về lồi ở vườn quốc gia Yok Đơn, rừng đặc dụng Nam Ka, khu bảo tồn Nam Nung, Tà Đùng; Đình Lạc Giao - nơi ghi dấu ấn của nền văn hóa người Việt trên mảnh đất cao nguyên; Biệt Điện của cựu hồng đế Bảo Đại, di tích tháp Chăm Yang Prơng, Nhà Đày Buôn Ma Thuột, hang đá Đắk Tur, Bảo tàng Dân tộc Đắk Lắk, Buôn đôn...

Đến Gia Lai, khách du lịch có thể đến thăm Khu Di tích Lịch sử Văn hóa Làng kháng chiến S’Tor - q hương Anh hùng Núp; khu du lịch sinh thái và lễ hội “Về nguồn”. Tại đây, du khách có thể tham gia vào các hoạt động dã ngoại cắm trại, họp mặt bạn bè, câu cá thư giãn... Các điểm du lịch này bước đầu đã đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng của dân địa phương và khách du lịch vào các dịp lễ Tết.

Đăk Nông: điểm du lịch sinh thái tại các thác Dray Sáp, Gia Long, Trinh Nữ... Kon Tum: hồ Yaly, Khu du lịch sinh thái Măng Đen, làng văn hóa Kon Tu, nhà thờ gỗ, rừng đặc dụng Đắk Uy.

Nhìn chung các khu du lịch, các khu vui chơi giải trí hiện nay tại Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng) hết sức yếu kém về đầu tư cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch na ná nhau, không nổi trội để gây ấn tượng và sức hấp dẫn cho du khách; tổ chức quản lý không chuyên nghiệp, chưa phối hợp liên kết một cách khoa học giữa các dịch vụ tại điểm đến như: dịch vụ bán hàng, vui chơi giải trí, ăn uống, giải khát; nhiều nơi chưa chú ý đến môi trường sinh thái.

c. Dịch vụ lữ hành

Trên địa bàn Tây Nguyên có khoảng 30 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh lữ hành (Gia Lai: 4 đơn vị; Đăk Nông: 2 đơn vị; Lâm Đồng: 29 đơn vị; Kon Tum 2 đơn vị; Đăk Lăk: 9 đơn vị), trong đó có 9 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Hoạt

động lữ hành quốc tế đã có tiến bộ, tổ chức các tour đi du lịch các nước Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ... Hoạt động lữ hành nội địa phát triển mạnh, đã ký kết nội tour với một số tỉnh của các vùng, miền khác [17]. Đến nay đã hình thành các tuyến du lịch sau:

(1). Tuyến du lịch Đường Hồ Chí Minh kết nối các trung tâm du lịch lớn của vùng (Kon Tum - Pleiku - Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa) theo đường Hồ Chí Minh và là một trong những tuyến du lịch quốc gia quan trọng. Đây có thể được coi là tuyến du lịch "Con đường Xanh Tây Nguyên" - là tuyến du lịch mang đầy đủ bản sắc của vùng Tây Nguyên.

(2). Tuyến du lịch Đà Lạt - TP.Hồ Chí Minh theo quốc lộ 20 là tuyến tham quan cảnh quan, nghỉ cuối tuần.

(3). Tuyến du lịch Buôn Ma Thuột - Pleiku - các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ theo quốc lộ 19, kết hợp giữa các sản phẩm du lịch văn hóa, rừng núi Tây Nguyên với du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ.

(4). Tuyến du lịch Pleiku - Lệ Thanh - Bắc Campuchia - Lào - Thái Lan. Đây là tuyến du lịch kết nối giữa Tây Nguyên với các nước ASEAN và vùng Duyên hải Nam Trung bộ theo quốc lộ 19, kết hợp giữa các sản phẩm du lịch văn hóa sinh thái vùng núi và du lịch biển.

Nhìn chung, các tuyến du lịch được hình thành với những sản phẩm du lịch cịn mờ nhạt, chưa nổi bật để tạo sức hấp dẫn và mang thương hiệu tầm quốc gia và quốc tế, khả năng cạnh tranh thấp. Mặt khác, các đơn vị lữ hành ở Tây Ngun có quy mơ nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, nhiều doanh nghiệp có đăng ký hoạt động lữ hành nhưng khơng hoạt động mà chỉ chuyên kinh doanh các dịch vụ khác. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do: nguồn nhân lực chất lượng thấp, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ và hướng dẫn viên; sản phẩm du lịch yếu kém, chưa đồng bộ nên chưa đủ sức thu hút các công ty lữ hành ở các thành phố lớn kết nối đến Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w