Xây dựng các hành lang du lịch kết nối các địaphương trong "Tam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 147 - 148)

8. Kết cấu của Luận án:

3.4. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

3.4.6.1. Xây dựng các hành lang du lịch kết nối các địaphương trong "Tam

phát triển".

Hình thành và phát triển các đơ thị (đơ thị mới) gắn với các khu kinh tế cửa khẩu, khu hợp tác kinh tế biên giới, các đô thị này sẽ là những điểm nhấn, là trung tâm lan tỏa phát triển tại khu vực biên giới các nước. Hình thành các vùng chuyên canh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao (các vùng sản xuất cây công nghiệp, vùng chăn nuôi gia súc...). Phát triển các vùng sản xuất công nghiệp tập trung, các cụm cơng nghiệp.

Thống nhất Chính phủ ba nước để tiến hành quy hoạch và thu hút đầu tư vào

"Khu du lịch tổng hợp, biên giới ba nước Việt Nam, Lào, CampuChia" với quy mô

5.000 ha, tại cột mốc "ba biên" thuộc vùng lõi của "Tam giác phát triển" tỉnh Kon Tum (Việt Nam), Rattanakiri (Campuchia) và Attapu (Lào). Khu du lịch này sẽ chức đựng đầy đủ các sản phẩm du lịch đặc sắc của ba quốc gia (làng văn hóa các dân tộc, cơng trình tơn giáo, nơi tưởng niệm các danh nhân...); vận dụng các chính sách riêng có của từng quốc gia để thu hút đầu tư như: Casinơ, Safari, các dịch vụ vui chơi giải trí khác, khu trung tâm hội nghị quốc tế ....

Hình thành các khu, điểm du lịch sinh thái, văn hóa - lịch sử dọc theo các hành lang kinh tế và tại các đô thị lớn trên các hàng lang. Tập trung phát triển dịch vụ vận tải, quá cảnh, ăn nghỉ, cung cấp xăng dầu...

3.4.6.2. Tăng cường hợp tác quốc tế về du lịch

√. Các tỉnh Tây Nguyên phối hợp với Hiệp hội du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch; giới thiệu các sản phẩm, các điểm đến du lịch ở mỗi địa phương ở các thị trường trọng điểm (Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Mỹ…) nhằm thu hút khách du lịch nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài về thăm Tây Ngun. Các chương trình xúc tiến này có thể được tổ chức dưới hình thức Tuần Văn hóa - Du lịch Tây Nguyên, Lễ hội Văn hóa - Du lịch Tây Nguyên, Khám phá các di sản văn hóa Tây Nguyên…

√. Tổ chức để tham gia các hội chợ du lịch quốc tế ở nước ngoài: Vùng Tây Nguyên chủ động tham gia các hội chợ du lịch quốc tế quy mơ lớn, có uy tín như Travex (tổ chức ln phiên trong các nước ASEAN), ITB (Đức), MITT (Nga), JATA (Nhật), KOTFA (Hàn quốc), PATA (tổ chức luân phiên trong các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương), Top Resa (Pháp), ITB Asia (Singapore), WTM (Anh), AIME (Úc)…. Tại các hội chợ này có thể xây dựng và giới thiệu gian hàng riêng theo chủ đề của mỗi tỉnh, hoặc liên kết giới thiệu chung cho toàn vùng Tây Nguyên.

√. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo ở trong nước hoặc nước ngoài nhằm xúc tiến du lịch Tây Nguyên; tranh thủ những diễn đàn du lịch, kinh tế quốc tế để giới thiệu nhằm tăng cường hoạt động tuyên truyền quảng bá cho du lịch Tây Nguyên.

√. Du lịch Tây Nguyên tăng cường liên kết, hợp tác với các nước có ngành du lịch phát triển để học tập kinh nghiệm, cử cán bộ đi đào tạo tại các nước này như: Pháp, Thụy sỹ, Thái lan, Malaysia, Trung Quốc...Trước mắt, tăng cường hợp tác liên kết với các nước Đông Nam Á để đưa khách du lịch đến Tây Nguyên qua tuyến hành lang Đơng Tây. Liên kết giữa Chính phủ các nước nhằm tạo mơi trường pháp lý thơng thống cho các hoạt động khai thác khách du lịch đường bộ, đặc biệt những vấn đề liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh cho người và phương tiện; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách đến với các khu vực.

3.4.7. Tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 147 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w