Qua phỏng vấn khách du lịch đến Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 106)

8. Kết cấu của Luận án:

2.5. Đánh giá mức độ bền vững của du lịch Tây Nguyên

2.5.1. Qua phỏng vấn khách du lịch đến Tây Nguyên

2.5.1.1. Quá trình xây dựng phiếu, gửi phiếu phỏng vấn

Tác giả luận án này đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, sử dụng Bảng hỏi phỏng vấn khách du lịch đến Tây Nguyên, nhằm để biết khách du lịch cảm nhận như thế nào về phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng).

Bảng hỏi gồm 20 câu hỏi thể hiện các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững. Tác giả đã gửi bảng câu hỏi này đến 60 khách sạn ở trung tâm 5 tỉnh của Tây Nguyên; mỗi tỉnh lấy ý kiến phỏng vấn ngẫu nhiên 100 người, bao gồm 50 khách du lịch quốc tế và 50 khách nội địa. Trong bảng hỏi, bên cạnh, những thông tin cơ bản về khách du lịch, có 20 câu hỏi tìm hiểu mức độ hài lòng của khách đối với các dịch vụ du lịch tại địa bàn khách du lịch đến.

2.5.1.2 Tổng hợp kết quả a. Khách quốc tế: a. Khách quốc tế:

- Về xuất xứ của du khách:

Trong 250 phiếu điều tra khách quốc tế, có: Pháp 58 người (chiếm 23,2%); Mỹ 32 người (chiếm 12,8%); Đài Loan 27 người, (chiếm 10,8%); Anh 15 người (chiếm 6,0%); Hàn Quốc 12 người (chiếm 4,8%); ASEAN 21 người (chiếm 8,4%),

nước khác 85 người (34,0%).

Hình 07: Xuất xứ của du khách quốc tế

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả năm 2013 - Về cơ cấu khách đến từng tỉnh:

Bảng 2.15. Tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến các tỉnh (%)

Nước Kon Tum Gia Lai Đăk Lăk ĐắK Nông Lâm Đồng

Pháp 28 26 34 14 7 Mỹ 10 16 16 12 5 Đài Loan 10 10 10 14 5 Anh 4 2 2 10 6 Hàn Quốc 2 2 6 8 3 ASEAN 4 6 8 8 8 Các nước khác 42 38 24 34 16 100 100 100 100 100

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả năm 2013

Số liệu điều tra cho thấy đến Kon Tum chủ yếu là khách: Pháp, Mỹ, Đài Loan; đến tỉnh Gia Lai là khách Pháp, Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc; đến Đăk Lăk là khách: Pháp, Mỹ, Đức, Đan Mạch, Hàn Quốc, Nhật bản; đến tỉnh Đăk Nông là khách

Pháp, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia; đến Lâm Đồng chủ yếu là khách: Pháp, Mỹ, Úc, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Anh, ASean…

- Về mục đích đến của khách:

Khách quốc tế đến vùng Tây Nguyên chủ yếu để du lịch nghỉ dưỡng là 140 người, chiếm 56,0%; kết hợp công việc 41 người, chiếm 16,4%; thăm thân nhân 18 người, chiếm 7,2%; tham quan/mục đích khác: 20,4%.

Hình 08: Mục đích đến của khách quốc tế (%)

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, năm 2013.

Khách nội địa:

- Về xuất xứ của du khách:

Trong 250 người được phỏng vấn, có 120 người đến từ các tỉnh Duyên hải Miền Trung, chiếm 48,0%; 56 người đến từ các tỉnh vùng Bắc bộ (không kể Hà Nội), chiếm 22,4%; 38 người đến từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chiếm 15,2%; 36 người đến từ các tỉnh trong vùng, chiếm 14,4% .

Hình 09: Xuất xứ của khách nội địa

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, năm 2013 - Về mục đích đến của khách:

Khách nội địa đến vùng Tây Nguyên chủ yếu để du lịch nghỉ dưỡng là 87 người, chiếm 34,8%; kết hợp công việc 89 người, chiếm 35,6%; thăm thân nhân 26 người, chiếm 10,4%; mục đích khác 48 người, chiếm 19,2%.

Hình 10: Mục đích đến của khách nội địa (%)

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, năm 2013

- Về sản phẩm du lịch: Trong tổng số 250 khách quốc tế được phỏng vấn, có 56

người thích sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng núi, hồ Tây Nguyên, chiếm 22,4%; 46 người thích nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa, chiếm 18,4%; 35 người thích nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên, chiếm 14%; 25 người đến Tây Nguyên để hội họp, hội nghị, chiếm 10%; 18 người đến Tây nguyên để vui chơi giải trí, du lịch thể thao mạo hiểm, chiếm 7,2%; 55 người đến để xem lễ hội, chiếm 22%; 15 người tham quan

các điểm lịch sử văn hóa, chiếm 6%. Như vậy, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng và du lịch lễ hội được khách du lịch ưa thích nhất.

Hình 11: Tỷ lệ khách quốc tế ưa thích sản phẩm du lịch (%)

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, năm 2013 - Về tính bền vững của dịch vụ du lịch

Một trong những mục đích chính của nghiên cứu này là phân tích, đánh giá chất lượng và tính bền vững của dịch vụ du lịch hiện nay ở Tây Nguyên. Để làm việc này, tác giả sử dụng bộ công cụ đánh giá gồm 20 chỉ tiêu dựa trên nội dung trả lời những câu hỏi sau đây:

1. Mức độ tiếp cận thơng tin điểm đến trước khi hành trình như thế nào? 2. Thời gian di chuyển trong tổng thời gian chuyến đi có nhiều khơng? 3. Chất lượng cơ sở lưu trú có phù hợp với giá thị trường khơng? 4. Chất lượng dịch vụ vận tải có đảm bảo an tồn khơng?

5. Chi phí phải trả cho tồn bộ chuyến đi (ăn, ngủ, đi lại) như thế nào? 6. Sản phẩm du lịch có đa dạng, khác biệt, hấp dẫn khơng?

7. Hàng hóa đặc sản địa phương và các dịch vụ có đa dạng khơng?

8. Các dịch vụ: Bưu điện, Ti tvi, internet, đổi tiền, y tế.. có đáp ứng khơng? 9. Ẩm thực có đặc sắc, và vệ sinh an tồn thực phẩm như thế nào?

10. Tính chun nghiệp và thái độ phục vụ của nhân viên như thế nào? 11. Mức độ thân thiện của chính quyền và nhân dân địa phương ra sao? 12. Sự liên kết của các bên trong việc phục vụ du khách có tốt khơng? 13. Nhân dân địa phương có tham gia vào phục vụ du lịch khơng? 14. Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vào phục vụ du lịch như thế nào? 15. Các di tích lịch sử có được tơn tạo, bảo tồn khơng?

16. Vệ sinh môi trường khu du lịch đảm bảo mức độ nào? 17. An ninh có đảm bảo khơng?

18. Có tình trạng chèo kéo, tăng giá cho du khách khơng? 19. Bạn đánh giá về môi trường sinh thái tại đây như thế nào? 20. Du khách có ý định quay lại nơi này lần sau không?

Đối với mỗi câu hỏi, tác giả đề nghị khách cho điểm từ 1 đến 5, theo thang điểm từ 1 (rất kém, rất khơng hài lịng) tới 5 (rất tốt, rất hài lòng). Tổng số điểm đánh giá tối đa sẽ là 100 điểm. Bằng cách cộng điểm và tính trung bình cho 20 chỉ tiêu nói trên cho tất cả những du khách được phỏng vấn, tác giả có thể so sánh và đánh giá về mức độ hài lòng của khách đối với nhiều mặt của dịch vụ du lịch ở từng địa phương.

Kết quả điều tra cụ thể như sau (Bảng 2.16):

Tổng số điểm bình quân 5 tỉnh Tây nguyên là: 67,43/100 điểm, trong đó cao nhất là tỉnh Lâm Đồng 77,09 điểm, tiếp đến là Đăk Lăk và thấp nhất là tỉnh Đăk Nơng 62,66 điểm. Trong số 20 tiêu chí nêu ra, thì các tiêu chí:

- Tình trạng chèo kéo khách, tăng giá vơ cớ, mơi trường sinh thái, vấn đền an ninh, sự thân thiện của chính quyền và nhân dân địa phương có số điểm cao nhất, điều này chứng tỏ chính quyền địa phương các tỉnh Tây nguyên đã quan tâm đến vấn đề an ninh, an toàn cho du khách; mặt khác cũng nói lên việc phát triển du lịch Tây Nguyên mặc dù chậm nhưng phát triển theo xu hướng bền vững.

- Các tiêu chí đạt thấp như: Mức độ tiếp cận thông tin, sự đa dạng của sản phẩm du lịch, hàng hóa, ẩm thực tại địa phương, chất lượng nguồn nhân lực, sự liên kết và tham gia của nhân dân địa phương vào hoạt động du lịch. Điều này thể hiện được du lịch Tây Nguyên phát triển vẫn ở mức thấp, tính chuyên nghiệp chưa cao. Chính quyền và nhân dân một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của du lịch, nên chưa có kế hoạch tổng thể trong việc tổ chức triển khai thực hiện ở địa phương mình mà có xu hướng phát triển tự phát, thiếu liên kết, thiếu bền vững.

Bảng 2.16. Đánh giá thực trạng chất lượng và tính bền vững của du lịch các

tỉnh Tây Ngun qua phỏng vấn

TT Tiêu chí

Kon Tum

Gia Lai Đăk

Lăk Đăk Nơng Lâm Đồng BQ Tây Nguyên

1 Mức độ tiếp cận thông tin điểm đến

trước khi hành trình. 2,2 2,89 3,29 2,44 4,3 3,02

2 Thời gian di chuyển trong tổng thời

gian chuyến đi . 2,25 3,13 3,88 2,51 4,02 3,16

3 Chất lượng cơ sở lưu trú có phù hợp với giá thị trường không?

3,88 3,54 3,68 3,94 2,82 3,57

4 Chất lượng dịch vụ vận tải có đảm bảo

an tồn khơng? 3,55 3,4 3,83 3,06 4,21 3,61

5 Chi phí phải trả cho tồn bộ chuyến đi (ăn, ngủ, đi lại).

3,75 3,83 3,88 3,55 3,06 3,61

6 Sản phẩm du lịch có đa dạng, khác

biệt, hấp dẫn khơng? 2,15 2,55 3,59 2,25 4,68 3,04

7 Hàng hóa đặc sản địa phương và các

dịch vụ có đa dạng khơng? 2,24 2,82 3,78 2,39 4,82 3,21

8 Các dịch vụ: Bưu điện, Ti tvi, internet, đổi tiền, y tế..

3 3,5 4,07 2,9 4,35 3,56

9 Ẩm thực có đặc sắc, và vệ sinh an tồn

thực phẩm như thế nào? 3,43 3,23 3,63 3,3 4,23 3,56

10 Tính chuyên nghiệp và thái độ phục vụ của nhân viên.

2,08 2,5 3,62 2,25 4,24 2,94

11 Mức độ thân thiện của chính quyền và

nhân dân địa phương . 3,6 3,5 3,35 4 3,26 3,54

12 Sự liên kết của các bên trong việc

phục vụ du khách có tốt khơng? 2,2 2,96 3,47 2,25 4,72 3,12

13 Nhân dân địa phương có tham gia vào phục vụ du lịch không?

2,99 2,99 3,38 2,68 3,38 3,08

14 Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vào

phục vụ du lịch như thế nào? 2,92 3,07 3,47 3,2 3,42 3,22

15 Các di tích lịch sử có được tơn tạo, bảo tồn khơng?

2,92 3,17 4,04 2,42 4,66 3,44

16 Vệ sinh môi trường khu du lịch đảm

bảo mức độ nào? 3,7 2,96 3,07 4,12 2,8 3,33

17 An ninh có đảm bảo khơng? 3,9 4,25 3,07 3,9 3,72 3,77

18 Có tình trạng chèo kéo, tăng giá cho

du khách không? 4,66 3,8 3,53 4,5 3,5 4,00

19 Bạn đánh giá về môi trường sinh thái

tại đây như thế nào? 4,62 3,1 2,78 4 3,74 3,65

20 Quý khách có ý định quay lại nơi này

lần sau không? 2,95 2,8 3 3 3,16 2,98

Tổng điểm 62,99 63,99 70,41 62,66 77,09 67,43

Hình 12: Đánh giá thực trạng chất lượng và tính bền vững của du lịch các

tỉnh Tây Nguyên qua phỏng vấn

2.5.2. Đánh giá theo tiêu tiêu chí bền vững

Tại chương I của Luận văn, tác giả đưa ra 9 tiêu chí đại diện cho phát triển du lịch bền vững ở một vùng, trên 4 lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, xã hội và mơi trường. Để có cơ sở đánh giá phát phát triển du lịch ở Tây Ngun có bền vững hay khơng? tại phần này, tác giả sẽ trả lời và minh chứng cụ thể từng nội dung theo các tiêu chí đã đưa ra.

2.5.2.1. Kinh tế

(1) Tăng trưởng thu nhập du lịch đều đặn trong nhiều năm liên tục

Tại bảng số 2.8 tổng thu nhập du lịch các tỉnh Tây Nguyên, giai đoạn 2000 - 2012, ta thấy thu nhập du lịch Tây Nguyên tăng trưởng cao trong 7 năm liên tục từ năm 2005 đến 2012.

Đánh giá tiêu 1: Tốt

(2) Số lượt khách du lịch tục tăng đều đăn trong nhiều năm liên tục.

Tại bảng 2.3 số lượng khách quốc tế đến Tây Nguyên (2000 - 2012) và bảng 2.6 khách nội địa đến Tây Nguyên (2000-2012), ta thấy khách du lịch đến Tây Nguyên tăng trưởng cao trong 7 năm liên tục từ năm 2005 đến 2012.

Đánh giá tiêu chí 2: Tốt 2.5.2.2. Chính trị

(3) Mức độ thân thiện của chính quyền địa phương và nhân dân địa phương đối với du khách.

Tại bảng 2.16 tổng hợp kết quả trả lời phỏng vấn khách du lịch tại 5 tỉnh Tây Nguyên kết quả: Chỉ số mức độ thân thiện trung bình Tây Nguyên 3,54/5 điểm, trong đó Kon Tum: 3,6/5 điểm; Gia Lai: 3,5/5 điểm; ĐăkLăk: 3,35/5 điểm; Đăk Nông 4/5 điểm và Lâm Đồng: 3,26/5 điểm.

Đánh giá tiêu chí 3: Khá

(4) Chính sách quản lý Nhà nước để phát triển du lịch bền vững tại địa phương.

Tại mục đánh giá chính sách Tây Nguyên đã chỉ ra 4 nội dung yếu kém về chính sách quản lý Nhà nước về phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên:

√. Nhiều chính sách cịn chưa đồng bộ, chưa phù hợp và thiếu tính khả thi, hiệu lực và hiệu quả chưa cao, thậm chí một số chính sách chưa thực sự đi vào cuộc sống.

√. Chính sách phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên chưa đầy đủ và đủ mạnh để phát triển.

√. Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di tích lịch sử chưa cụ thể và đủ lực để triển khai thực hiện.

√. Chính sách tín dụng chưa thực sự hiệu quả để khuyến khích phát triển.

Đánh giá tiêu chí 4: Yếu

(5) Cơng tác an ninh, chính trị tại địa phương.

- Tại mục đánh giá tình hình chính trị tại Tây Nguyên cơ bản ổn định, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố chính trị phức tạp như "tin lành đega", tình hình biên giới ... - Về an ninh, tại bảng 2.16 tổng hợp kết quả trả lời phỏng vấn khách du lịch tại 5 tỉnh Tây Nguyên: Trung bình Tây Ngun 3,77/5 điểm, trong đó Kon Tum: 3,9/5 điểm; Gia Lai: 4,25/5 điểm; ĐăkLăk: 3,07/5 điểm; Đăk Nông 3,9/5 điểm và Lâm Đồng: 3,72/5 điểm.

Đánh giá tiêu chí 5: Khá 2.5.2.3. Xã hội

(6) Tỷ lệ lao động đang làm việc trong ngành du lịch, và thu nhập từ các hoạt động du lịch của người dân địa phương

- Tại bảng 2.14 nguồn nhân lực du lịch Tây Nguyên, năm 2011, toàn vùng Tây Nguyên đã thu hút được 13.305 lao động, tăng trung bình 9,3%/năm; chiếm khoảng 0,8% số lượng lao động.

- Tại bảng 2.16 tổng hợp kết quả trả lời phỏng vấn khách du lịch tại 5 tỉnh Tây Nguyên: Câu hỏi "nhân dân tham gia vào hoạt động du lịch" đạt 3,08/5 điểm, trong đó Kon Tum: 2,99/5 điểm; Gia Lai: 2,99/5 điểm; ĐăkLăk: 3,38/5 điểm; Đăk Nông 2,68/5 điểm và Lâm Đồng: 3,38/5 điểm. Tiêu chí này cũng nói lên được mức thu nhập của nhân dân địa phương từ hoạt động du lịch.

Đánh giá tiêu chí 6: Yếu

(7) Giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và phát huy

- Tại bảng 2.13 di tích lịch sử cấp quốc gia, trong 19 di tích cấp quốc gia có khoảng 6 di tích được tơn tạo, 2 di tích chưa tơn tạo, cịn lại tơn tạo một phần hoặc đã tơn tạo nhưng có dấu hiệu xuống cấp.

- Tại bảng 2.16 tổng hợp kết quả trả lời phỏng vấn khách du lịch tại 5 tỉnh Tây Nguyên: Câu hỏi "Các di tích lịch sử được tôn tạo, bảo tồn" Tây Nguyên đạt 3,44/5

điểm, trong đó Kon Tum: 2,92/5 điểm; Gia Lai: 3,17/5 điểm; ĐăkLăk: 4,04/5 điểm; Đăk Nông 2,42/5 điểm và Lâm Đồng: 4,66/5 điểm.

Đánh giá tiêu chí 7: Trung bình 2.5.2.4. Mơi trường

(8) Tỷ lệ các tài nguyên du lịch thiên nhiên được khai thác và bảo tồn

Luận văn đã đánh giá các hạn chế công tác khai thác, bảo tồn tài nguyên Tây Nguyên như: Tình trạng suy thối đất đai, thiếu nước vào mùa khơ, ngập lũ về mùa mưa; rừng Tây Nguyên hiện nay đang bị suy thoái nghiêm trọng cả về diện tích rừng và chất lượng rừng; tài nguyên du lịch chưa được phát huy; những nơi đã đưa vào khai thác du lịch tình trạng ơ nhiễm mơi trường hết sức trầm trọng như ở Đà Lạt, Lâm Đồng.

Đánh giá tiêu chí 8: Yếu

(9) Tỷ lệ các điểm du lịch có xử lý thu gom rác thải

Tại bảng 2.16 tổng hợp kết quả trả lời phỏng vấn khách du lịch tại 5 tỉnh Tây Nguyên: Câu hỏi "Vệ sinh môi trường các khu du lịch" Tây Nguyên đạt 3,33/5 điểm, trong đó Kon Tum: 3,7/5 điểm; Gia Lai: 2,96/5 điểm; ĐăkLăk: 3,07/5 điểm; Đăk Nông 4,12/5 điểm và Lâm Đồng: 2,8/5 điểm.

Đánh giá tiêu chí 9: Trung bình

2.5.3. Kết luận

Qua phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên, kết hợp với kết quả tổng hợp phiếu phỏng vấn của khách du lịch đến Tây Nguyên và đánh giá chín (9) tiêu chí đại diện cho 4 trụ cột phát triển du lịch bền vững. Tác giả có thể

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w