Về kinh tế:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 38 - 39)

8. Kết cấu của Luận án:

1.3. Phát triển du lịch bền vững

1.3.2.1. Về kinh tế:

√. Tái cơ cấu các ngành kinh tế: Phát triển các ngành kinh tế bền vững sẽ góp

phần phát triển ngành du lịch bền vững: Ngành nông lâm nghiệp phải định hướng để phát triển những sản phẩm phục vụ khách du lịch đạt chất lượng, với giá cao; có kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng để tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc từ rừng, tạo môi trường sinh thái bền vững cho phát triển du lịch. Phát triển ngành công nghiệp thông thường gây nên các hệ lụy cho môi trường sinh thái như: mất rừng, gây ô nhiễm môi trường từ nước thải... do vậy để đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững thì các cấp chính quyền, các nhà quản lý cần phải xem xét thận trọng cho định hướng phát triển ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến nông lâm sản; khôi phục, bảo tồn các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ gắn với tham quan và bán sản phẩm cho

khách du lịch. Thiết lập hệ thống thương mại, dịch vụ phù hợp để đáp ứng yêu cầu mua sắm và hưởng thụ cho du khách.

Đối với ngành du lịch, cần phải tái cơ cấu mạnh mẽ để phát triển bền vững, cụ thể: Phát triển sản phẩm du lịch đạt chất lượng theo hướng thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với các giá trị văn hóa truyền thống; hướng vào các thị trường khách du lịch có mức chi tiêu cao, có ý thức bảo vệ mơi trường tơn trọng thiên nhiên; giữ chân du khách để tăng số ngày lưu trú bình quân; giải quyết nhiều việc làm; đẩy mạnh liên kết phát triển... Bên cạnh đó, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch (kể cả đầu tư Nhà nước, đầu tư doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác và cộng đồng cư dân địa phương), đó là những vấn đề quyết định đến phát triển du lịch bền vững.

√. Phát triển kinh tế địa phương: Chính quyền địa phương có vai trị hết sức

quan trọng đến phát triển du lịch bền vững như: ban hành chính sách ưu đãi; cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mơi trường đầu tư; sự thân thiện giữa chính quyền với nhà đầu tư và du khách; tổ chức cho cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch; đầu tư cơ sở hạ tầng; tổ chức quảng bá xúc tiến du lịch; thiết lập các mối liên kết; quản lý tài nguyên du lịch và đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương...các hoạt động này đều hướng đến tăng quy mô, chất lượng phục vụ, nhằm tăng thu nhập từ hoạt động du lịch tại địa phương, trong đó có khoảng đóng góp vào ngân sách Nhà nước, tạo nguồn ngoại tệ....các chỉ tiêu này là minh chứng cho sự phát triển du lịch bền vững tại địa phương. Việc phát triển nhanh cơ sở hạ tầng: giao thơng, cấp thốt nước, cấp điện, y tế, giáo dục...phát triển mạnh các dịch vụ bưu điện, internet, tài chính, ngân hàng, dịch vụ đổi tiền... là yếu tố quyết định trong phát triển du lịch bền vững.

√. Đóng góp vào tăng thu nhập cho cộng đồng: Cộng đồng địa phương là

những người trực tiếp tham gia phục vụ khách du lịch, quản lý tài nguyên, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường... là những yếu tố quan trọng đến phát triển du lịch bền vững. Từ những hoạt động đó, đảo đảm cung cấp những lợi ích kinh tế đến tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách cơng bằng, ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo, tiến đến sự thịnh vượng cho người dân và cộng đồng địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w