Định hướng thị trường du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 126 - 129)

8. Kết cấu của Luận án:

3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch bền vững Tây

3.2.3.2. Định hướng thị trường du lịch

Tập trung ưu tiên phát triển và thu hút các nhóm thị trường có khả năng chi trả cao cho các dịch vụ du lịch, trong đó đặc biệt chú trọng đến các đối tượng khách thương mại, đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Mỹ, Nga … Tập trung khai thác các nhóm thị trường với mục đích tham quan, nghiên cứu văn hóa, nghỉ dưỡng, tham quan du lịch thuần túy, có thời gian lưu trú dài ngày, có khả năng đi theo tour trọn gói. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khai thác các thị trường du lịch theo các chuyên đề đặc biệt như du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch thám hiểm (vượt thác, leo núi chinh phục các đỉnh cao hiểm trở, khinh khí cầu, dù lượn…).

a. Thị trường quốc tế

- Thị trường Đông Bắc Á như: Nhật Bản đi du lịch tới khu vực Đông Nam Á ngày càng nhiều, đặc biệt đối với Việt Nam. Khách Nhật Bản là thị trường khách có khả năng chi trả cao, nhưng địi hỏi các dịch vụ chất lượng, đầy đủ tiện nghi, họ thích đi tour trọn gói và thích tham quan nhiều điểm du lịch tới các khu thiên nhiên trong một chuyến đi. Khách Đài Loan đến Việt Nam với mục đích tham quan, sinh thái, nghỉ dưỡng, thương mại, và có khả năng chi trả cao. Khách Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất trong số khách quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiêu đa số họ có khả năng chi trả trung bình và thấp, nên thường sử dụng các dịch vụ du lịch giá rẻ, lựa chọn các phương tiện đi lại bằng đường bộ.

- Thị trường các nước ASEAN, khách Thái Lan đến Tây Nguyên chủ yếu từ vùng Đơng Bắc và đi bằng đường bộ, có khả năng chi trả trung bình. Trong tương lai thị trường này vẫn chiếm vị trí quan trọng cho du lịch Tây Nguyên. Đối với thị trường Đông Bắc Thái Lan, du lịch Tây Nguyên có thể kết hợp nối tour đến vùng Duyên hải Nam Trung Bộ để cung ứng những loại sản phẩm du lịch biển như tắm và nghỉ dưỡng

biển, tham quan thắng cảnh vịnh Nha Trang, vịnh Văn Phong - Đại Lãnh, du lịch thể thao - mạo hiểm (lặn biển, lướt sóng, dù lượn…).

Ngồi ra Tây Nguyên sẽ là điểm du lịch hấp dẫn đối với các thị trường Malayxia; thị trường khách Indonesia; thị trường khách Singapore; thị trường Lào; Campuchia... Du khách quốc tế đến từ các nước Đơng Nam Á với loại hình du lịch caravan hoặc xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ như: Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai), Bu Prăng, (tỉnh Đắk Nông), Nam Giang (tỉnh Quãng Nam), Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị) theo tuyến quốc lộ 14, quốc lộ 19, đường Trường Sơn Đông.

- Thị trường Tây Âu, khách Pháp rất quan tâm đến các bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam, đặc biệt các đặc trưng văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã và đang hấp dẫn du khách Pháp. Sau khi ‘‘Khơng gian Văn hóa Cồng Chiêng Tây

Ngun’’ được cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới, khơng những chỉ có

khách Pháp mà nhiều thị trường khách du lịch văn hóa khác ở Tây Âu cũng rất quan tâm. Ngồi ra khách Pháp cịn thích khám phá và tham gia vào các tour du lịch sinh thái mạo hiểm, do vậy Tây Nguyên rất có tiềm năng để thu hút các đối tượng khách này. Khách Pháp đến Việt Nam bằng đường hàng khơng, có khả năng chi trả trung bình và cao.

Các thị trường Tây Âu khác (Đức, Đan Mạch, Anh, Hà Lan…): Các thị trường này trong những năm gần đây có xu thế đi du lịch nhiều hơn đến các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cũng giống như khách Pháp, các thị trường này quan tâm đến du lịch văn hóa, du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, du lịch tham quan...

- Thị trường Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ và Canada): Khách du lịch Mỹ đến Việt Nam với những mục đích sau: tham quan, tìm hiểu văn hóa của một dân tộc đã từng chiến thắng chính họ trong cuộc kháng chiến; các nhà đầu tư Mỹ thì quan tâm đến một đất nước đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và bền vững, đây là cơ hội để họ hợp tác và đầu tư; các cựu chiến binh Mỹ lại quan tâm đến những nơi mà họ đã từng tham chiến, đã từng vào sinh ra tử để tưởng nhớ lại những hồi niệm trong quá khứ; một số khác mong muốn được khám phá những miền đất mới… Với những mục đích đó thì Tây Ngun là vùng đất mà nhiều du khách Mỹ đang quan tâm. Khách du lịch Mỹ đến Việt Nam trong những năm qua liên tục tăng, đặc biệt sau những sự kiện lớn như Việt Nam trở thành thành viên của WTO, Việt Nam tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế quan trọng, các nguyên thủ hai nước Việt Nam và Mỹ đã thăm chính thức

lẫn nhau… Trong những năm tới, thị trường Mỹ vẫn là một trong những thị trường du lịch quan trọng của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng.

- Thị trường gởi khách: Du khách quốc tế đến từ các thị trường gởi khách trong

nước như thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha trang, Quy Nhơn... theo tuyến du lịch "Con đường Di sản miền Trung", "Con đường huyền thoại Trường Sơn", "con đường xanh Tây Nguyên", đường Trường Sơn Đông...Cần chủ động liên kết để khai thác khách quốc tế với các địa phương mạnh như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,...

b. Thị trường nội địa

Tây Nguyên đã và đang trở thành địa chỉ du lịch không thể thiếu trong các tour du lịch của người dân Việt Nam. Đặc biệt các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng… là những thị trường gửi khách nội địa lớn của Tây Nguyên. Với nhiều lợi thế về tài nguyên, với đặc điểm đa dạng của thị trường nội địa. Dự báo du khách: Các khu công nghiệp lớn tập trung như: Khu công nghiệp Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Nhơn Hội và các khu công nghiệp ở Đà Nẵng, Ở Chân Mây- Huế ... có nhiều cơng nhân và chun gia trong tương lai sẽ cần những khu nghĩ dưỡng, du lịch sinh thái để phục hồi sức khoẻ, nghỉ ngơi ... Tận dụng lợi thế rừng sinh thái và khí hậu miền núi . . . các khu du lịch ở Tây Nguyên như Đà Lạt, Măng đen ... sẽ giữ vững danh hiệu là điểm nghỉ dưỡng của khách du lịch trong nước và nước ngoài.

Du khách nội địa đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đơng Nam bộ, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long theo các tuyến quốc lộ 14, quốc lộ 25 và quốc lộ 19. Thị trường khách du lịch đến từ thành phố Hồ Chí Minh là thị trường sơi động nhất, chiếm khoảng 60% lượng khách du lịch nội địa. Khách đến từ khu vực này có sở thích du lịch và xu hướng tận dụng ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, tết, hè... đi du lịch là phổ biến. Khách nghỉ ngơi sau một kỳ lao động mệt mỏi, nhằm mục đích tái tạo sức lao động, giảm mức độ căng thẳng trong cơng việc, khám phá các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng cảnh. Với nhiều phương tiện vận tải thông dụng, giá cả hợp lý là sự lựa chọn của phần đông khách hàng cho các chuyến du lịch ngắn ngày lý thú. Do vậy, đối với khu vực này tập trung vào phân khúc du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, sinh thái.

Du khách nội địa đến từ các tỉnh phía Bắc, duyên hải Miền Trung theo tuyền đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 19, đường Trường Sơn Đơng. Tập trung vào phân khúc

khách du lịch văn hóa, sinh thái. Là một thị trường mới lạ, hấp dẫn và thu hút sự khám phá. Đối với một bộ phận cựu chiến binh, chiến trường Tây Nguyên gợi nhớ những kỷ niệm của cuộc chiến tranh giữ nước, đây là một thị trường tiềm năng. Tại Nam Trung bộ đang phát triển mạnh mẽ về du lịch biển và du lịch tham quan di sản, Tây Nguyên cần liên kết để nối với tuyến du lịch "Con đường di sản Miền Trung", "đường Hồ Chí Minh huyền thoại".

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w