Tiêu chí phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 42 - 44)

8. Kết cấu của Luận án:

1.3. Phát triển du lịch bền vững

1.3.3. Tiêu chí phát triển du lịch bền vững

Căn cứ vào bản chất và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững của Chương trình mơi trường của Liên hiệp quốc và Tổ chức du lịch thế giới đã đề xuất Bộ tiêu chuẩn đánh giả mức độ bền vững của phát triển du lịch như sau:

- Quản lý bền vững, gồm: (1) Thực thi hệ thống quản lý bền vững phù hợp với

thực tế, quan tâm đến chất lượng, mơi trường, văn hóa - xã hội, sức khỏe và các vấn đề an toàn; (2) Tuân thủ pháp luật và các quy định quốc gia và quốc tế (sức khỏe, môi trường); (3) Người du lịch được giáo dục định kỳ về vai trị của họ trong quản lý mơi trường, văn hóa xã hội, sức khỏe và sự an tồn; (4) Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng và có hành động điều chỉnh phù hợp; (5) Hoạt động xúc tiến chính xác, hồn chỉnh và khơng hứa q những gì có thể cung cấp; (6) Thiết kế và xây dựng cơng trình, cơ sở hạ tầng theo quy hoạch của địa phương; (7) Quan tâm các di sản tự nhiên, văn hóa và khu vực phụ cận trong thiết kế, thi công; tôn trọng quyền tiếp cận và sử dụng đất; (8) Áp dụng các nguyên tắc của địa phương về xây dựng bền vững; (9) Cung cấp thông tin diễn giải về các di sản văn hóa, tự nhiên và hướng dẫn hành vi tích cực của du khách tại các điểm này.

- Lợi ích xã hội và kinh tế cho cộng đồng địa phương: (1) Cổ vũ những sáng

kiến phát triển cơ sở hạ tầng, xã hội và cộng động; (2) Sử dụng lao động địa phương và huấn luyện; (3) Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán các sản phẩm dựa vào văn hóa, lịch sử và tự nhiên của địa phương và cung cấp dịch vụ cho du khách; (4) Có quy tắc xử sự phù hợp với các hoạt động của cộng đồng bản xứ; (5) Không khai thác lao động trẻ vị thành niên kể cả khai thác tình dục; (6) Bình đẳng trong sử dụng lao động nữ và cộng đồng thiểu số địa phương; (7) Tôn trọng các bảo hộ của Luật quốc gia, luật pháp quốc tế về lao động và mức lương tối thiểu; (8) Các hoạt động không gây tổn hại các nguồn dự trữ cơ bản và vệ sinh cho cộng đồng.

- Bảo tồn văn hóa: (1) Tuân thủ các hướng dẫn và quy tắc ứng xử khi tham quan

các điểm văn hóa, lịch sử nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách; (2) Đồ tạo tác khảo cổ, lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày, trừ khi được phép; (3) Đóng góp cho bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ và các tài sản có ý nghĩa quan trọng về tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc tiếp cận của cư dân địa phương; (4) Tơn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phương khi sử dụng các tác phẩm nghệ thuật, kiến trúc hoặc các di sản văn hóa trong kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực.

- Lợi ích cho mơi trường: (1) Đánh giá hiệu ứng nhà kính từ các nguồn và tiến

hành các thủ tục nhằm hạn chế; (2) Xử lý nước thải hiệu quả và sử dụng lại nếu có thể;

(3) Quản lý chất thải rắn theo hướng cực tiểu loại thải nếu không sử dụng lại hoặc tái

sinh; (4) Quản lý việc sử dụng hóa chất độc hại như thuộc trừ sâu, sơn, vật liệu chùi rửa, dùng các vật liệu thay thế hoặc vơ hại nếu có thể; (5) Giảm ơ nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, khơng khí và đất đai; (6) Nghiêm cấm tiêu thụ, mua bán các loại động vật hoang dã; (7) Khơng có động vật hoang dã bị giam giữ trừ khi có quy định khác; (8) Bảo tồn đa dạng sinh học; (9) Tương tác với các lồi hoang dã khơng gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng, cực tiểu vi phạm về sinh thái tự nhiên, đóng góp cho việc khơi phục và bảo tồn.

Cho đến nay, vẫn chưa có một bộ tiêu chuẩn thống nhất mang tính quốc tế về du lịch bền vững, nhất là ở cấp độ vùng và địa phương. Các tiêu chuẩn được thiết lập chủ yếu dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện của bên tham gia và họ sử dụng chúng trong kiểm định và cấp chứng nhận cho các doanh nghiệp hoặc các địa phương làm du lịch. Bộ tiêu chuẩn được đề cập ở trên có ưu điểm là đề cập tồn diện các mặt hoạt động của du lịch bền vững nhưng có trở ngại lớn trong áp dụng vì có q nhiều chỉ tiêu, trong khi đó năng lực đo lường và đánh giá của cán bộ các địa phương thuộc vùng còn nhiều hạn chế và bất cập.

Với lập luận như vậy, theo tác giả cần xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá theo

hướng đơn giản hơn, ít chỉ tiêu hơn và dễ đo lường và đánh giá hơn. Theo hướng này, Bộ tiêu chuẩn đánh giá gồm 4 nhóm như sau:

√. Nhóm kinh tế

(1) Tăng trưởng thu nhập du lịch đều đặn trong nhiều năm liên tục. (2) Số lượt khách du lịch tục tăng đều đặn trong nhiều năm liên tục. √. Nhóm chính trị

(3) Mức độ thân thiện của chính quyền địa phương và nhân dân địa phương đối với du khách.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w