Về chính trị

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 83)

8. Kết cấu của Luận án:

2.3. Thực trạng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

2.3.2. Về chính trị

2.3.2.1. Cơ chế, chính sách và mơi trường đầu tư phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

a. Cơ chế, chính sách

Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, trong đó có phát triển du lịch bền vững gồm:

(1) Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) xác định:“...Tây Nguyên cần tập trung mọi nỗ lực phát triển kinh tế nhanh và bền vững, gắn chặt với việc bảo đảm an ninh, quốc phòng.... Tập trung phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa dân tộc. Phát triển hài hoà giữa các tiểu vùng, giữa các tầng lớp dân cư và giữa đồng bào các dân tộc” (Văn kiện đại hội Đảng X).

(2) Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 – 2010, Kết luận số 12-KL-TW, ngày 24/01/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10-NQ-TW.

Thực hiện chủ trương chiến lược của Đảng, Chính phủ đã ban hành các chính sách:

(3) Quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên (điều chỉnh tại Quyết định 131/2003/QĐ- TTg); Quyết định số 276-QĐ-TTg, ngày 18/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch triển khai thực hiện kết luận số 12-KL-TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 – 2020;

(4) Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

(5) Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

(6) Quyết định số: 2162/QĐ-TTg, ngày 11/11/2013 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

(7) Quyết định số 231/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp nông, lâm nghiệp nhà nước, ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên: Thực hiện chính sách hỗ trợ về đào tạo, bảo hiểm xã hội, định mức lao động, tiền thuê đất;

(8) Quyết định số 166/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 10 năm 2007 về Ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư và hưởng lợi đối với hộ gia đình, cộng đồng dân cư thơn và các tổ chức tham gia dự án “Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên”: Văn bản này quy định chính sách hỗ trợ đầu tư và hưởng lợi đối với hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn, ban quản lý rừng, lâm trường, công ty lâm nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được giao rừng và đất lâm nghiệp để trồng rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, nông lâm kết hợp, cải tạo vườn tạp theo Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên;

(9) Quyết định 25/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 2 năm 2004 về phê duyệt đề án “phát triển họat động văn hóa thơng tin vùng Tây Nguyên đến năm 2010”;

(10) Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg ngày 4/8/2005 về phê duyệt đề án phương hướng và giải pháp phát triển du lịch khu vực miền Trung – Tây Nguyên;

Đánh giá chung: Kết quả rà soát trên đây cho thấy trong thời gian qua đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách tập trung cho việc phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên gắn với phát triển du lịch bền vững. Điều này đã và đang phát huy tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tây Nguyên nói chung và du lịch nói riêng như: Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã tác dụng rất lớn vào phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn; cơng tác giao khốn quản lý bảo vệ rừng cho nhân dân và cộng đồng; bảo vệ nguồn nước; giải quyết đất ở, đất sản xuất cho nhân dân đồng bào dân tộc tại chổ; chính sách bảo tồn phát triển văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên ...

Tuy nhiên, chính sách phát triển du lịch bền vững Tây Ngun cịn thiếu và yếu:

√. Nhiều chính sách cịn chưa đồng bộ, chưa phù hợp và thiếu tính khả thi, hiệu lực và hiệu quả chưa cao, thậm chí một số chính sách chưa thực sự đi vào cuộc sống. Các nguyên nhân chính là nhận thức, năng lực vận hành, tổ chức thực hiện chính sách cịn hạn chế; việc lồng ghép các chính sách để phát triển du lịch bền vững chưa thực hiện được; sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương chưa đồng bộ, liên kết phát triển vùng chưa được cụ thể hóa và triển khai thực hiện.

√. Chính sách phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên chưa đầy đủ và đủ mạnh để phát triển như: chính sách thu hút đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp trong và ngồi nước đến Tây Ngun, vì lợi thế so sánh vùng Tây Nguyên thua kém xa so với các vùng khác; Nhiều chính sách quan trọng nhưng chậm ban hành hoặc ban hành chưa đồng bộ. Cụ thể như việc xây dựng quy hoạch phát triển phát triển du lịch của các tỉnh Tây nguyên làm trước, quy hoạch du lịch vùng Tây Nguyên làm sau. Điều này đã dẫn đến không gắn kết với khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch và phân công lao động của các địa phương trong vùng.

√. Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di tích lịch sử chưa cụ thể và đủ lực để triển khai thực hiện, do đó tình trạng "chảy máu cồng chiêng Tây Nguyên" một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã và đang diễn ra trong cộng đồng các dân tộc; giá trị văn hóa các dân tộc Tây Nguyên chưa được bảo tồn, có xu hướng ngày càng mai một giữa các thế hệ, nguyên nhân chủ yếu là cơ chế chính sách chưa đủ

mạnh để tạo môi trường thuận lợi nhằm phát huy giá trị văn hóa cho phát triển du lịch; di tích lịch sử khơng đủ nguồn lực để khơi phục và bảo tồn, nhiều di tích bị xâm hại, lấn chiếm....Tính hai mặt của một vấn đề "bảo tồn" và "phát huy" giá trị văn hóa, di tích lịch sử chưa được các chính sách đề cập tồn diện để triển khai thực hiện.

√. Đối với Tây Ngun, hiện nay có khá nhiều chính sách hỗ trợ về tín dụng như: Quyết định 32/2007/QĐ-TTg về vốn vay hỗ trợ hoạt động sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số; Quyết định 579/2009/QĐ-TTg về cho vay sản xuất trong Chương trình 30A; Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về cho vay hộ nghèo và học sinh nghèo...., nhìn chung các chính sách này được thực hiện qua hai kênh là lãi suất ưu đãi và/hoặc khơng địi hỏi thế chấp. Điều dễ nhận thấy nhất trong các chương trình cho vay vốn ưu đãi hiện nay là quy mô cho vay nhỏ. Theo số liệu Khảo sát mức sống dân cư năm 2010 (Tổng cục Thống kê), trị giá khoản vay trung bình một hộ của vùng Tây Nguyên chỉ là 11,6 triệu đồng. Mức vốn này khó có thể đáp ứng được việc đầu tư cho phát triển sản xuất và kinh doanh. Mặt khác, chưa có chính sách cho cộng đồng thơn, làng vay vốn để phát triển du lịch cộng đồng (một loại hình du lịch được đánh giá là bền vững); hơn nữa hộ gia đình cũng khơng tiếp cận được nguồn vốn vay để phát triển ngành nghề du lịch, vì chưa có chính sách ưu đãi.

b. Mơi trường đầu tư: Bảng sau cho biết mức xếp hạng của 5 tỉnh trong các

năm 2006 và 2012.

Bảng 2.12. Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh

Kon Tum Gia Lai Đắk Lắk Đắk Nông Lâm Đồng

2006 2012 2006 2012 2006 2012 2006 2012 2006 2012 Xếp hạng chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh

(PCI) 61 59 62 32 43 36 51 48 54 54

Chi p hí gia nhập thị trường 8.73 9.09 6.9 8.36 8.0 9.14 8.9 7.73 7.8 6.72

Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử

dụng đất 4.95 6.6 5.3 5.83 6.2 6.47 7.1 6.63 6.5 6.14

Tính minh bạch và tiếp cận thông tin 4.28 5.77 2.9 5.72 5.8 5.95 5.9 6.09 5.6 5.34 Chi p hí thời gian để thực hiện quy định

Chi p hí khơng chính thức 5.17 5.49 5.2 6.63 4.9 6.29 6.0 6.24 5.3 5.72 Tính năng động và tiên p hong của lãnh

đạo tỉnh 3.43 1.94 2.7 6.22 5.5 3.59 2.6 5.56 3.6 3.06

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 3.33 4.02 5.5 4.21 4.9 4.19 6.2 3.74 5.2 4.40

Đào tạo lao động 3.60 4.71 4.8 4.40 4.3 5.07 4.9 3.60 3.9 5.01

Thiết chế p háp lý 3.74 3.18 4.7 3.20 6.7 3.26 5.8 4.39 5.1 3.85

Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 41.38 51.39 47.0 56.5 56.0 55.94 54.3 53.91 52.9 52.84

Nguồn: Trang chủ về Chỉ s ố cạnh tranh cấp tỉnh

Trong thời gian qua, mặt dù các tỉnh Tây Nguyên đã cố gắng nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tuy nhiên kết quả (PCI) so với các khu vực khác thì vẫn cịn ở mức thấp. Hầu như giai đoạn từ năm 2006 đến 2012 chỉ số PCI các tỉnh đều biến động tăng giảm qua từng năm, điều này nói lên các tỉnh Tây Nguyên vẫn chưa tạo được môi trường đầu tư bền vững, ổn định. Đây là một trong những nguyên nhân thu hút các nhà đầu tư đến Tây Nguyên trong thời gian qua chưa nhiều.

2.3.2.2. Quản lý Nhà nước về phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

Các tỉnh Tây Nguyên, trong thời gian qua đã thực hiện khá tốt công tác quản lý Nhà nước về du lịch trong các lĩnh vực:

a. Đề xuất các chương trình, dự án, chính sách phát triển du lịch

Xây dựng các chương trình, đề án về phát triển du lịch ở mỗi địa phương giai đoạn 2011 - 2015; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch bao gồm quy hoạch tổng thể phát triển ngành, quy hoạch các khu, điểm du lịch trọng điểm; quản lý các dự án phát triển du lịch trên địa bàn; tổng kết việc thực hiện các điều trong Luật Du lịch (2006 - 2011), rút ra những hạn chế yếu kém cần khắc phục trong giai đoạn tới; tuyên truyền, giáo dục pháp luật và thông tin du lịch đến người dân.

b. Lĩnh vực quản lý về cơ sở lưu trú du lịch

Tổ chức thẩm định, phân hạng sao cho các cơ sở lưu trú trên địa bàn được tiến hành thường xuyên, liên tục theo các kế hoạch hoạt động của từng địa phương. Công nhận một số làng du lịch đạt tiêu chuẩn đón khách du lịch như Khu du lịch sinh thái Mađagui (Lâm Đồng).

Kiểm tra, hướng dẫn cho các cơ sở kinh doanh đầu tư, nâng cấp sản phẩm, dịch vụ và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch trong các cơ sở lưu trú, quan tâm đến công tác vệ sinh mơi trường, an tồn và phịng chống cháy nổ...Tổ chức cấp giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch cho các cơ sở đủ điều kiện, đồng thời tiến hành xử phạt và thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện theo quy định...

c. Lĩnh vực quản lý các khu, điểm du lịch

Tổ chức điều tra đánh giá tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh và ký kết văn bản ghi nhớ về hợp tác khai thác tài nguyên vùng Tây Nguyên, nhằm đánh giá các điểm du lịch đủ điều kiện khai thác hoặc khơng cịn phù hợp, không đủ điều kiện khai thác thành sản phẩm du lịch theo Luật Du lịch.

Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch; trong đó có việc nâng cao chất lượng dịch vụ, ổn định giá cả dịch vụ du lịch, tăng cường công tác đảm bảo trật tự an ninh, an tồn, vệ sinh mơi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các điểm tham quan du lịch...

d. Lĩnh vực về quản lý lữ hành, vận chuyển du lịch

Ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn, cấp và đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch cho các hướng dẫn viên hoạt động trên địa bàn. Xây dựng các kế hoạch liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng và kế hoạch hợp tác du lịch tồn vùng; tổ chức các chương trình khảo sát khu, tuyến, điểm du lịch trong vùng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh lữ hành và vận chuyển du lịch.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý Nhà nước về du lịch Tây Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế như: Các tỉnh Tây nguyên chưa có tiếng nói chung để đề xuất những cơ chế chính sách đặc thù cho phát triển du lịch bền vững vùng, trong đó cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng, các ưu đãi trong đầu tư, cải cách thể chế....; chưa làm tốt công tác liên kết phát triển du lịch cho tồn vùng; tình trạng vi phạm quy định về quản lý du lịch vẫn còn xãy ra ở nhiều nơi, gây phiền hà cho du khách....

2.3.2.3. An ninh, chính trị ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch bền vững TâyNguyên. Nguyên.

Tây Nguyên giáp với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, với chiều dài đường biên giới đất liền 142 Km, giáp biên giới CamPuChia 498 Km. Tây Nguyên được xem là nơi có tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định chính trị chủ yếu do sự can thiệp của các thế lực phản động bên ngoài xúi giục gây rối bên trong. Sự kiện gây rối Tây Nguyên năm 2001 và 2004 đã thể hiện điều đó. Tổ chức FULRO lưu vong phát triển "Tin lành Đêga" móc nối chỉ đạo vào bên trong kích động, lừa gạt và lơi kéo nhiều người DTTS kéo đến các trụ sở chính quyền ở các huyện lỵ, thị xã biểu tình, ném đá và dùng hung khí chống lại những người thi hành cơng vụ. Chính quyền các cấp đã kiên trì vận động thuyết phục, đồng thời vạch trần âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch ở bên ngồi, nhờ đó dã nhanh chóng ổn định lại trật tự, khơi phục cuộc sống bình thường ở Tây Nguyên.

Bên trong, hoạt động của một số loại tà đạo, đạo lạ diễn biến phức tạp như tà đạo "Hà Mòn" là tổ chức Fulro biến tướng để chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam, đã lan rộng trên địa bàn 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, ĐăkLăk, với hàng ngàn người tham gia; trong năm 2013 đã bắt giữ và đưa ra xét xử 8 người cầm đầu, đến nay đã giảm hơn so với trước đây nhưng vẫn cịn dấu hiệu phục hồi.

Mặt khác, trong q trình phát triển, cũng xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa một số nhóm xã hội. An ninh nơng thơn cịn diễn biến phức tạp, đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, đền bù, giải tỏa các dự án; đòi đất, chiếm đất và tranh chấp về khống sản phẩm ở một số Cơng ty cà phê, cao su. Việc phá rừng, chặt trộm gỗ quý, săn bắn động vật hoang dã thường xuyên diễn ra; tình trạng di dân tự do vào các tỉnh Tây Nguyên ngày càng nhiều, đã gây khó khăn rất lớn đến cơng tác quản lý xã hội cho các tỉnh Tây Nguyên.

Tình trạng người DTTS Tây nguyên vượt biên sang Campuchia vẫn cịn xảy ra; cơng tác bn lậu, gian lận thương mại, buôn bán trái phép chất ma tuy và tội phạm xuyên quốc gia đã diễn ra trên địa bàn biên giới.

Trong những năm vừa qua Ban chỉ đạo Tây Nguyên và lãnh đạo các tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó. Cơng tác đối ngoại, nắm tình hình, quản lý biên giới

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w