Bối cảnh của vùng Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 123 - 124)

8. Kết cấu của Luận án:

3.1.3. Bối cảnh của vùng Tây Nguyên

Tây Nguyên là một vùng giàu tiềm năng du lịch (đặc biệt là các bản sắc văn hóa dân tộc; các hệ sinh thái; cảnh quan…) và có vị trí chiến lược quan trọng, nên Đảng và Nhà nước cũng như chính quyền các tỉnh trong vùng rất quan tâm chú trọng đến phát triển các ngành kinh tế gắn với an ninh quốc phịng, trong đó ngành du lịch và dịch vụ được xác định có tiềm năng lớn để phát triển. Chính vì vậy, trong những năm qua đã có những đầu tư thích đáng cho phát triển du lịch. Đặc biệt, Trung ương Đảng và Chính phủ đã có những Nghị quyết, những chính sách đặc thù về phát triển kinh tế, trong đó có du lịch và dịch vụ trong những năm tới (Nghị quyết số 10/BCT của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên; Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg của Chính phủ về phát triển KT - XH vùng Tây Nguyên).

Tây Nguyên nằm ở vị trí trung tâm của các vùng kinh tế trọng điểm (địa bàn trọng điểm phía Nam, vùng Đơng Nam Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Bắc Trung Bộ…), và là nơi tiếp giáp với các nước trong khu vực (Lào và Campuchia) nên Tây Nguyên là nơi trung chuyển rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế, thương mại và du lịch giữa hai miền Nam - Bắc và các nước trong khu vực. Tây Nguyên còn là nơi giao nhau giữa hai hành lang phát triển kinh tế là hành lang Đông - Tây và hành lang Bắc - Nam. Ngoài ra, Tây Nguyên cịn giữ vị trí quan trọng trong tam giác phát triển kinh tế giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia… Với vị trí chiến lược quan trọng như vậy, việc phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của Tây Ngun có tính liên vùng rất cao. Mối quan hệ liên vùng có ý nghĩa hơn cả trong phát triển du lịch của Tây Nguyên bao gồm Tây Nguyên - Duyên hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên - Đông Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w