Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 150 - 151)

8. Kết cấu của Luận án:

3.4. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

3.4.7.3. Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch

Tiếp thị và quảng bá điểm đến quốc gia, điểm đến cấp địa phương ngày nay đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi yếu tố ra quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch trong muôn vàn điểm du lịch hấp dẫn tầm cỡ quốc gia với chiến dịch quảng bá chuyên nghiệp, hiện đại. Do đó cần tăng cường cơng tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế. Nhất quán trong tuyên truyền quảng bá, tạo những thương hiệu nổi trội của du lịch vùng Tây Nguyên. Các thương hiệu này là: "Con đường xanh Tây Nguyên", "thành phố du lịch Đà Lạt"... , tour caravan qua các cửa khẩu quốc tế tại các địa phương trong vùng. Liên kết bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản Cồng chiêng Tây Nguyên nhằm khai thác du lịch bền vững. Liên kết với khu vực miền trung xây dựng, quáng bá và khai thác tour "Con đường di miền Trung - Tây Nguyên".

Quảng bá, xúc tiến du lịch phải theo một chương trình thống nhất, tránh dàn trải, manh mún giữa các địa phương, nhằm quảng bá được đầy đủ tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn của Tây Nguyên. Xây dựng chương trình quảng cáo, Website, đĩa CD... về du lịch Tây Nguyên như một địa bàn trọng điểm phát triển du lịch có thương hiệu lớn của Việt Nam và các nước trong khu vực. Kết hợp với các kênh truyền hình VTV, HTV, truyền hình địa phương để giới thiệu hình ảnh du lịch Tây Nguyên ở khắp mọi miền đất nước. Phát hành những ấn phẩm các tập gấp có chất lượng, bản đồ du lịch, sách du lịch... để có thơng tin chính thức về du lịch và tiềm năng du lịch của các địa phương. Xây dựng và phát hành rộng rãi các băng hình, phim ảnh, tư liệu về lịch sử, văn hố, các cơng trình kiến trúc nghệ thuật, các lễ hội văn hoá và cả những cơ hội, khả năng đầu tư phát triển du lịch để giới thiệu trong và ngoài nước. Xây dựng các

biển quảng cáo lớn trên các trục đường chính; chia sẻ thơng tin qua Website du lịch, các cổng Intemet các tỉnh trong vùng,... để thường xuyên cập nhật các thông tin phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm du lịch, cung cấp thông tin để các doanh nghiệp kịp thời nắm bắt, chủ động trong hợp tác kinh doanh du lịch.

Tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề để quảng bá du lịch Tây Nguyên. Tây Nguyên cần xây dựng văn phịng đại diện, thơng tin du lịch vùng ở các thị trường nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Châu âu. Chủ động mở các đợt xúc tiến quảng bá hội chợ, triển lãm, hội thảo quốc tế, tuyên truyền trên thông tin đại chúng về du lịch Tây Nguyên ở nước ngồi. Xây dựng các kênh thơng tin trao đổi, cập nhật thường xuyên giữa trung tâm thông tin du lịch của vùng Tây Nguyên với các cơng ty lữ hành và với các văn phịng đại diện Du lịch Việt Nam ở những nước làm đầu mối giao lưu quốc tế và thị trường trọng điểm, như Nhật, Pháp, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Thái Lan.

Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế (UNESCO, JICA...) nhằm vận dụng các cơ hội quảng bá Di sản Cồng chiêng Tây Nguyên và xúc tiến đầu tư du lịch vào Tây Nguyên. Liên kết giữa các địa phương trong xây dựng sản phẩm và tuyên truyền quảng bá.

Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức du lịch trong cộng đồng dân cư. Nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân. Tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Tây Nguyên trong khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch.

Quảng bá phải nhằm vào sở thích, thị hiếu của từng thị trường, từng đối tượng cụ thể, để từ đó có cách tiếp cận riêng, sản phẩm riêng; xác định rõ chiến lược thị trường, nhóm thị trường. Phải ưu tiên thị trường gần, khai thác mạnh khách du lịch cả bằng đường hàng không và đường bộ, đẩy mạnh quảng bá ở những thị trường xa, thị trường có lợi thế tiềm năng...

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 150 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w