8. Kết cấu của Luận án:
2.3. Thực trạng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên
2.3.2.2. Quản lý Nhà nước về phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên
Các tỉnh Tây Nguyên, trong thời gian qua đã thực hiện khá tốt công tác quản lý Nhà nước về du lịch trong các lĩnh vực:
a. Đề xuất các chương trình, dự án, chính sách phát triển du lịch
Xây dựng các chương trình, đề án về phát triển du lịch ở mỗi địa phương giai đoạn 2011 - 2015; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch bao gồm quy hoạch tổng thể phát triển ngành, quy hoạch các khu, điểm du lịch trọng điểm; quản lý các dự án phát triển du lịch trên địa bàn; tổng kết việc thực hiện các điều trong Luật Du lịch (2006 - 2011), rút ra những hạn chế yếu kém cần khắc phục trong giai đoạn tới; tuyên truyền, giáo dục pháp luật và thông tin du lịch đến người dân.
b. Lĩnh vực quản lý về cơ sở lưu trú du lịch
Tổ chức thẩm định, phân hạng sao cho các cơ sở lưu trú trên địa bàn được tiến hành thường xuyên, liên tục theo các kế hoạch hoạt động của từng địa phương. Công nhận một số làng du lịch đạt tiêu chuẩn đón khách du lịch như Khu du lịch sinh thái Mađagui (Lâm Đồng).
Kiểm tra, hướng dẫn cho các cơ sở kinh doanh đầu tư, nâng cấp sản phẩm, dịch vụ và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch trong các cơ sở lưu trú, quan tâm đến công tác vệ sinh mơi trường, an tồn và phịng chống cháy nổ...Tổ chức cấp giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch cho các cơ sở đủ điều kiện, đồng thời tiến hành xử phạt và thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện theo quy định...
c. Lĩnh vực quản lý các khu, điểm du lịch
Tổ chức điều tra đánh giá tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh và ký kết văn bản ghi nhớ về hợp tác khai thác tài nguyên vùng Tây Nguyên, nhằm đánh giá các điểm du lịch đủ điều kiện khai thác hoặc khơng cịn phù hợp, không đủ điều kiện khai thác thành sản phẩm du lịch theo Luật Du lịch.
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch; trong đó có việc nâng cao chất lượng dịch vụ, ổn định giá cả dịch vụ du lịch, tăng cường công tác đảm bảo trật tự an ninh, an tồn, vệ sinh mơi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các điểm tham quan du lịch...
d. Lĩnh vực về quản lý lữ hành, vận chuyển du lịch
Ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn, cấp và đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch cho các hướng dẫn viên hoạt động trên địa bàn. Xây dựng các kế hoạch liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng và kế hoạch hợp tác du lịch toàn vùng; tổ chức các chương trình khảo sát khu, tuyến, điểm du lịch trong vùng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh lữ hành và vận chuyển du lịch.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý Nhà nước về du lịch Tây Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế như: Các tỉnh Tây nguyên chưa có tiếng nói chung để đề xuất những cơ chế chính sách đặc thù cho phát triển du lịch bền vững vùng, trong đó cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng, các ưu đãi trong đầu tư, cải cách thể chế....; chưa làm tốt công tác liên kết phát triển du lịch cho tồn vùng; tình trạng vi phạm quy định về quản lý du lịch vẫn còn xãy ra ở nhiều nơi, gây phiền hà cho du khách....