Thành phố Hội An Quảng Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 57 - 59)

8. Kết cấu của Luận án:

1.4.2.1.Thành phố Hội An Quảng Nam

1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững

1.4.2.1.Thành phố Hội An Quảng Nam

Từ thế kỉ XVI – XVII, Hội An đã từng được mệnh danh là một trong những thương cảng phồn thịnh nhất Việt Nam với sự giao lưu bn bán của nhiều đồn thương nhân nước ngoài như Tây Ban Nha, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Nhật Bản… Hội An là nơi “hội văn, hội thủy, hội nhân”. Ngày nay, nhắc đến Hội An, ai cũng nghĩ ngay đến một di sản văn hóa thế giới, một điểm đến lí tưởng và n bình trong hành trình du lịch. Hội An, được cơng nhận là di sản văn hóa thế giới vào 4/12/1999. Nhờ đó, Hội An trở thành một thành phố du lịch nổi tiếng, nằm trên con đường di sản miền Trung. Trước khi được cơng nhận năm 1999, chính quyền Hội An đã có các quy định về du lịch để bảo tồn khu phố cổ. Các quy định về thương mại – du lịch – dịch vụ lần lượt ra đời và có những điều chỉnh đến nay cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Quyết định tạm ngừng giấy phép hoạt động karaoke trong khu phố cổ có hiệu lực từ năm 1997. Một số quy định trong dự án “Đêm phố cổ” ra đời năm 1998, “Phố khơng có tiếng động cơ” năm 2004, Quy chế quản lí hoạt động quảng cáo, viết đặt bảng hiệu trên địa bàn thị xã Hội An (nay là thành phố) năm 2006, Quy chế quản lí hoạt động tham quan du lịch trên địa bàn thị xã Hội An (nay là thành phố) năm 2007 và Quy chế quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trong khu phố cổ và một số vùng phụ cận năm 2008. Các quy chế này chỉ áp dụng trong phạm vi khu phố cổ và một số khu vực phụ cận, nơi có hệ thống các cơng trình kiến trúc cổ cần được bảo tồn, khơng áp dụng cho tồn thành phố.

√. Bối cảnh ra đời chính sách và nội dung các quy định thương mại - du lịch - dịch vụ trong khu phố cổ Hội An

Những quy chế về thương mại - du lịch - dịch vụ Hội An ra đời trong bối cảnh định hướng phát triển du lịch ngày càng được Trung Ương, Tỉnh Quảng Nam và Hội An quan tâm. Trung ương ra Nghị quyết 45CP của chính phủ năm 1993 và Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. Tỉnh Quảng Nam nêu quan điểm chú trọng phát triển du lịch trong kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn 2001 – 2005. Hội An cũng đưa ra quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trong đó có những quy chế này. Việc đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch ở Hội An bắt đầu từ năm 1992 và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất từ năm 1993 theo tinh thần Nghị quyết số 45CP của chính phủ.

Số lượt khách tăng đáng kể từ vài ngàn tới vài chục ngàn từ sau năm 1995. Khu phố cổ Hội An được cơng nhận là di sản văn hóa thế giới tháng 12/1999 giúp du lịch phát triển hơn kéo theo nhiều vấn đề phát sinh đòi hỏi Hội An phải đưa ra thêm những cơ chế quản lí các hoạt động du lịch - dịch vụ, thương mại trong địa bàn đặc biệt tại khu vực phố cổ, trọng điểm tham quan di tích của khách du lịch.

Hiện nay, cơ quan quản lí trực tiếp và tồn diện các di tích, di sản văn hóa thuộc các loại sở hữu (tư nhân, nhà nước…) trên địa bàn là UBND Thành phố Hội An. Giúp việc cho UBNDTP là các cơ quan chức năng trong đó cơ quan thường trực là Trung tâm Văn hóa - Thể thao.

Các quy chế này đều nhằm mục đích bảo tồn quần thể kiến trúc cổ ở Hội An và phong cách hòa quyện giữa cái hiện đại với khơng gian huyền bí, cổ kính trong phố mà vẫn giữ được nét xưa. “Phố khơng có tiếng động cơ” tạo cho phố cổ nét hài hòa giữa con người và cảnh vật. Không gian yên ả tạo điểm thu hút du khách tìm tới khu phố cổ. Ngồi ra, cịn để giảm bớt những rung động từ các phương tiện giao thơng có động cơ vào phố. Viết đặt biển hiệu, quảng cáo phải nhấn mạnh đến yếu tố truyền thống như màu sắc (chữ màu vàng hoặc nâu, biển màu đà hoặc đen…), chất liệu (truyền thống), kích thước, ngơn ngữ (ưu tiên ngơn ngữ Việt) để phù hợp với không gian phố cổ. Quy chế quản lí tham quan du lịch quy định hành vi ứng xử, ăn mặc của khách du lịch và các nhân viên phục vụ du lịch và dân chúng phải xứng với giá trị của di sản văn hóa thế giới. Đặc biệt, khơng được có những hành vi bu bám, chèo kéo gây phiền hà, bực bội cho du khách. Việc tạm ngưng hoạt động karaoke trong phố cổ cũng hạn chế tối đa những áp lực về xã hội và áp lực cho di tích về tiếng ồn. Quy chế hoạt động thương mại – dịch vụ - du lịch cũng buộc những đơn vị kinh doanh không che lấp kiến trúc của các ngôi nhà cổ, không làm mờ đi những đường nét văn hóa của khu phố. Tuy theo từng khu vực mà các quy chế có các mức độ nghiêm ngặt khác nhau. Khu vực I được quy định nghiêm ngặt nhất. Sau đó là khu vực IIA, IIB và cuối cùng là các khu vực lân cận và các tuyến đường vào phố cổ.

√. Tác động của các chính sách này đối với cư dân phố cổ

Tổng giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ du lịch của 3 phường thuộc khu phố cổ chiếm 67% giá trị sản xuất TM-DV-DL toàn thành phố năm 2008.

Nói chung, du lịch đã giúp cho kinh tế Hội An phát triển mạnh mẽ. Người dân khu phố cổ được hưởng lợi nhiều nhất và trực tiếp nhất từ những du khách tham quan

và mua sắm, sử dụng các dịch vụ trong phố. Số hộ nghèo giảm đi nhanh chóng từ năm 1999. Các quy định về thương mại - dịch vụ và tham quan du lịch hướng tới mục tiêu bảo tồn di tích và bảo tồn yếu tố truyền thống đã thiết lập và củng cố trật tự kinh doanh du lịch trong khu phố cổ. Những quy định này giúp cho các đơn vị kinh doanh có định hướng đúng về trách nhiệm bảo tồn của mình cùng với chính quyền địa phương. Các quy định này góp phần giúp cho kinh tế du lịch khu phố cổ nói riêng và Hội An nói chung phát triển bền vững theo định hướng đã vạch ra, tạo nguồn thu nhập ổn định và ngày càng tăng cho người dân và cả chính quyền (qua vé tham quan).

Dân phố được tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất với các du khách từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Họ hiểu biết thêm về trang phục, ngơn ngữ, thói quen, cách ứng xử của các du khách tứ phương.

Người dân theo thời gian ngày càng quen với những quy định “cấm xe” của Hội An. Một số người lại tỏ ra thích khơng gian n tĩnh của phố nhờ việc cấm xe.

Chính quyền đã có quy hoạch khu dân cư mới ở ngoại vi thành phố để giãn bớt dân số trong khu phố cổ. Một số hộ nhiều nhân khẩu, thiếu chỗ ở có hồn cảnh khó khăn được giải quyết cấp đất với giá sàn (khơng phải giá thị trường) để ổn định cuộc sống.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 57 - 59)