Thương mạ i dịch vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 66 - 70)

8. Kết cấu của Luận án:

2.2.1. Tăng trưởng kinh tế

2.2.1.3. Thương mạ i dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng từ 17,4 nghìn tỷ đồng trong 2005 lên 95,6 nghìn tỷ đồng trong năm 2012 [21]. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng bán sỉ... đã đóng góp phần lớn cho bước tiến này.

Ngành du lịch, được xem như một trong những tiềm năng mạnh nhất của vùng Tây Nguyên. Số lượng khách du lịch đến thăm vùng Tây Nguyên tăng ổn định. Con số này đã tăng lên gấp đôi trong 4 năm gần đây từ 2007-2011.

Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển nhanh nhưng chưa đồng bộ và thiếu bền vững:

√. Phát triển các loại cây công nghiệp diễn ra ồ ạt khơng kiểm sốt được vượt quá quy hoạch nhiều lần (như cà phê, cao su, sắn...); quy hoạch và xây dựng thuỷ điện theo phong trào, đặc biệt là phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ không phù hợp... đã gây ra nhiều tác động bất lợi đối với môi trường và cuộc sống của người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS tại chỗ, các hộ bị thu hồi đất và tái định cư.

√. Nhiều sản phẩm sản xuất không gắn với thị trường, chưa coi trọng chế biến hoặc chế biến không gắn với thị trường nguyên liệu dẫn đến khi thị trường có biến động gặp nhiều khó khăn và gây ra nhiều tác động tiêu cực lâu dài đến phát triển kinh tế xã hội và nảy sinh mâu thuẫn đối với phát triển kinh tế vùng: (i) Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nhanh, mạnh nền kinh tế hàng hóa với những thách thức về thị trường đầu ra ở trong vùng, trong nước và xuất khẩu; (ii) Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng và hạ giá thành của hàng hóa và dịch vụ để chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế với sự chậm trễ trong ứng dụng thành tựu các KHCN, lạc hậu về cơ sở vật chất kỹ thuật; (iii) Mâu thuẫn giữa yêu cầu khai thác và phát huy tối đa tiềm năng

lợi thế của vùng cho phát triển kinh tế hàng hóa với cơ chế chính sách kinh tế xã hội còn chưa đồng bộ, thiếu kịp thời và chưa đủ mạnh, sự yếu kém về năng lực vận hành, tổ chức thực hiện chính sách đã ban hành của các cấp, các ngành trong vùng.

√. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, lạc hậu, thiếu bền vững và mức tích lũy đầu tư thấp. Mặc dù Tây Ngun có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong vòng 10 năm qua, nhưng thu nhập bình quân đầu người chỉ tăng 3,15 lần, trong khi đó mức tăng thu nhập bình qn cả nước cùng thời kỳ tăng 4,7 lần. Nền kinh tế Tây Nguyên chủ yếu vẫn dựa vào nông lâm nghiệp, cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch nên tỷ trọng của nơng nghiệp cịn lớn (31,9% năm 2012). Công nghiệp chỉ tập trung phát triển thuỷ điện và công nghiệp chế biến nông lâm nghiệp. Trang thiết bị công nghiệp lạc hậu chưa có sản phẩm cơng nghiệp cạnh trạnh lớn trên thị trường trong nước và quốc tế. Hàm lượng kỹ thuật công nghệ thấp chưa tạo được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ lệ cơng nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được quan tâm đầu tư và tạo điều kiện để phát triển như nghề rừng, du lịch, chăn nuôi gia súc...

√. Sự phân bố nguồn lưc phát triển còn bất hợp lý giữa các vùng, chỉ tập trung phát triển ở các khu vực đơ thị, trục đường giao thơng, ở các vùng có điều kiện thuận lợi. Trong khi đó đầu tư cho khu vực nơng thơn, vùng sâu vùng xa cịn ít nên phát triển chậm. Đầu tư phát triển thiếu sự cân nhắc đến tính đặc thù của Tây Nguyên (vị trí địa lý, tính liên vùng, văn hố xã hội) dẫn đến tình trạng tài ngun bị khai thác lãng phí, mơi trường sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng, mâu thuẫn xã hội gia tăng. Đời sống kinh tế của các hộ dân tuy có được cải thiện nhưng xu thế gia tăng chênh lệnh lớn về thu nhập bình quân giữa khu vực thành thị và nơng thơn, giữa nhóm dân tộc đa số và các nhóm DTTS. Đặc biệt nền kinh tế tuy phát triển nhanh nhưng Tây Nguyên luôn là một trong những vùng có tỷ lệ nghèo đói cao so với các vùng của Việt Nam, chỉ đứng sau vùng Tây Bắc.

2.2.2. Đầu tư

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước về chính trị, kinh tế-xã hội và an ninh quốc phịng. Là vùng có nhiều lợi thế về phát triển nơng, lâm nghiệp, sản xuất hàng hóa lớn kết hợp với cơng nghiệp chế biến, năng lượng, khai thác khống sản và du lịch. Tuy nhiên, tình hình đầu tư vào Tây Nguyên, đặc biệt là đầu tư nước ngoài (FDI) đến nay vẫn cịn rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có cũng như yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của

vùng trong giai đoạn mới. Tổng đầu tư vào Tây Nguyên năm 2012 mới chỉ đạt 47.740 tỉ đồng, tương đương với 5% cả nước, trong đó tập trung nhiều ở Lâm Đồng, Đắklắk và Gia Lai [25]. Một trong những khó khăn của việc thu hút đầu tư có thể kể đến là khoảng cách từ Tây Nguyên đến các khu vực tiêu thụ sản phẩm và các cảng biển xa, yếu tố này sẽ làm tăng giá thành sản phẩm.

Hệ số sử dụng vốn (ICOR) giai đoạn (2006-2010), để tăng 1 đồng GDP thì Tây Nguyên cần bỏ ra 2,57 đồng vốn đầu tư, trong khi cả nước (tỷ lệ 1/6,52)[25], hiệu quả đầu tư giai đoạn này của Tây Nguyên cao hơn rất nhiều so với cả nước. Tuy nhiên, đến năm 2012 khoảng cách này được rút ngắn (1/4,65), so với cả nước (1/5,53)[21].

2.2.3. Hạ tầng kinh tế kỹ thuật

2.2.3.1. Về giao thông

Đường bộ: Các tuyến đường xương sống ở vùng Tây Nguyên bao gồm Quốc lộ

14 (trùng với đường Hồ Chí Minh), là trục dọc của Tây Nguyên nối từ Đà Nẵng đi Thành phố Hồ Chí Minh; Quốc lộ 20 nối liền Thành phố Đà Lạt - đô thị du lịch quan trọng bậc nhất của cả vùng với Thành phố Hồ Chí Minh; Quốc lộ 19 nối Thành phố biển Quy Nhơn đến trung tâm vùng là Buôn ma Thuột. Các tuyến quốc lộ 24, 25, 26, 27, 28 là những tuyến đường huyết mạnh nối từ các tỉnh duyên hải Miền Trung đi Tây Nguyên, đồng thời kết nối giữa Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Quốc lộ 14C đóng vai trị đường biên giới nối với các cửa khẩu Quốc tế sang Lào và CampuChia. Đường Trường Sơn Đông, nối từ Quảng Nam đi Đà Lạt. Gần đây có thêm một số đường nhánh phục vụ du lịch như đường Hoa và Biển, nối thẳng từ Đà Lạt xuống Nha Trang… Như vậy, các tuyến quốc lộ đều kết nối vùng Tây Nguyên với các tỉnh Duyên hải Miền trung, Đông Nam bộ và với Lào, Campuchia, Thái Lan.

Đường hàng không: Vùng Tây Nguyên có 3 sân bay nội địa đi Hà Nội, Thành

phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Các sân bay chính: sân bay Liên Khương ở thành phố Đà Lạt, sân bay Buôn Ma thuột ở tỉnh Đắk Lắk. Sân bay Pleiku ở tỉnh Gia Lai đang tiến hành công tác mở rộng đường băng từ 1.800m hiện nay lên 3.000m, dự kiến hồn thành vào năm 2014; tỉnh Kon Tum có quy hoạch xây dựng sân bay mới ở thành phố Kon Tum và sân bay taxi tại khu du lịch sinh thái Măng Đen.

Theo định hướng phát triển giao thông hàng không của Bộ Giao thông Vận tải, Sân bay Liên Khương Đà Lạt đạt cấp độ 4B, với đường băng dài 3.524m, rộng 45m;

sân đậu máy bay 23.100 m2, công suất 1,5 triệu - 2,5 triệu khách/năm. Sân bay Liên Khương Đà Lạt đón được các máy bay Boeing 767, A320, A321, với tần suất giờ cao điểm 580 khách nội địa đi Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng như hiện nay, từ năm 2015 mở các tuyến bay tới Singapore, Lào, Campuchia, Hàn Quốc…

Sân bay Buôn Ma Thuột là cảng hàng không cấp 4C (theo mã chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và là sân bay quân sự cấp I, đến năm 2015 năng lực phục vụ: 300.000 lượt hành khách/năm. Đến năm 2025 năng lực phục vụ đạt: 1.000.000 lượt hành khách/năm, lượng khách giờ cao điểm: 420 hành khách/giờ cao điểm. Như vậy, về cơ bản hệ thống hàng không đáp ứng cho nhu cầu đi lại, phục vụ khách du lịch.

Đường sắt: Tuyến đường sắt Đà Lạt - Phan Rang dài 84 km với 6 ga được xây

dựng từ thời Pháp. Từ năm 1975 đến nay không sử dụng, ngành đường sắt khôi phục 7 km tuyến Đà Lạt - Trại Mát phục vụ cho du lịch. Hiện nay Chính phủ cho phép khơi phục tồn tuyến để tham quan du lịch và phục vụ giao thông vận tải. Tỉnh Lâm Đồng đang kêu gọi đầu tư dự án tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm với vốn đầu tư 320 triệu USD theo hình thức đầu tư BOT.

2.2.3.2. Cấp điện

Tồn vùng Tây Ngun có nguồn cung cấp điện khá ổn định gồm nhà máy thủy điện Đa Nhim công suất 160 MW, nhà máy thủy điện Hàm Thuận công suất 300 MW, nhà máy Đa My công suất 175 MW, nhà máy Suối vàng 31 MW, nhà máy thủy điện Đại Ninh 300 MW, nhà máy Yaly 720 MW. Tây Nguyên với gần 98% số xã có điện, với nhiều cấp điện áp 220 kv, 110 kv, 66 kv, 35 kv, 31.5 kv. Việc xây dựng các cơng trình thủy điện tại Tây Ngun góp phần rất lớn vào việc phát triển kinh - xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của nó là tình trạng phá rừng, lũ lụt, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, thay đổi cấu trúc xã hội tại những nơi phải di dời tái định canh, định cư ....

2.2.3.3. Cấp nước

Hệ thống cấp nước cho 5 tỉnh Tây Nguyên chủ yếu do các sông Đồng Nai, sông Seropok, sông Sê San... cung cấp. Thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) có cơ sở cấp nước với công suất 12.000m3/ngày, đêm; Thành phố PleiKu (tỉnh Gia Lai) có cơ sở cấp nước cơng suất 15.000m3/ngày, đêm; Thành phố Bn Mê Thuộc (tỉnh Đăk Lăk) có cơ sở cấp nước 46.000m3/ngày; Cơng trình cấp nước thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đăk Lăk) công suất 12.000m3/ ngày đêm. Thành phố Đà Lạt có cơ sở cấp nước

68.000m3/ngày, đêm. Ngoài ra, tại các thành phố, thị xã của Tây Nguyên khác đều có hệ thống cấp nước đạt tiêu chuẩn. Các thị trấn, thị tứ và vùng nơng thơn cũng đã có các cơ sở cấp nước tự chảy qua xử lý đáp ứng yêu cầu.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 66 - 70)

w