Định nghĩa về phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 37 - 38)

8. Kết cấu của Luận án:

1.3. Phát triển du lịch bền vững

1.3.1. Định nghĩa về phát triển du lịch bền vững

Butler (1993) cho rằng phát triển du lịch bền vững là q trình phát triển và duy trì trong một khơng gian và thời gian nhất định (ở đó tồn tại cộng đồng, mơi trường), thêm nữa sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng mơi trường của con người trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài [48]. Đây là quan điểm đã nhận được sự đồng thuận khá cao của các tác giả khác như Murphy (1994), Mowforth và Munt (1998). Trong khi đó, Machado (2003) nhấn mạnh đến tính bền vững của các sản phẩm trong phát triển du lịch, ông cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai [51]. Tosun (1998a) đề xuất phát triển du lịch bền vững như là một trong những thành phần của phát triển du lịch và nó tạo ra những đóng góp đáng kể hoặc ít hoặc phủ nhận sự duy trì các nguyên tắc của sự phát triển trong một thời kỳ nhất định mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của thế hệ tương lai [52]. Bổ sung vào quan điểm này, Hens (1998) chỉ ra rằng phát triển du lịch bền vững đòi hỏi sự quan tâm của các bên có liên quan đến việc quản lý các nguồn tài nguyên theo các cách thức khác nhau nhằm khai thác và cung cấp các sản phẩm du lịch đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, đa dạng hệ sinh thái và bảo đảm sự sống cho thế hệ mai sau [53].

Tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp quốc tại Riode Janeiro năm 1992, Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch

bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu kinh tế, xã hội, trong khi đó vẫn duy trì được sự tồn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người”.

Qua nghiên cứu các định nghĩa về phát triển du lịch bền vững, tác giả luận án thấy cần đưa ra một định nghĩa phù hợp với xu thế phát triển ngành du lịch hiện nay và phù hợp với đề tài nghiên cứu ở cấp vùng, đó là:

Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa; quan tâm đến việc bảo tồn, tơn tạo và phát huy các giá trị văn hóa, các nguồn tài ngun du lịch; đồng thời tạo mơi trường chính trị, xã hội ổn định cho việc phát triển du lịch hiện tại và trong tương lai.

So với định nghĩa phát triển du lịch, thì định nghĩa phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển chú trọng trên cả 4 mặt: kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường, trên cơ sở quan tâm đến công tác bảo tồn, tơn tạo và phát huy các giá trị văn hóa, các nguồn tài nguyên du lịch. Trong khi đó định nghĩa phát triển du lịch chỉ dừng lại ở mức độ mang lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực, nhưng chưa đề cập đến bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên cho việc phát triển du lịch hiện tại và trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w