Xác định các bên tham gia hợp tác, liên kết trong hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 45 - 49)

8. Kết cấu của Luận án:

1.3. Phát triển du lịch bền vững

1.3.4.2. Xác định các bên tham gia hợp tác, liên kết trong hoạt động du lịch

Ở các cấp độ, phạm vi hợp tác, liên kết khác nhau thì các bên tham gia có thể khác nhau chút ít, tuy nhiên thường gồm các loại đối tác sau:

Sơ đồ 01: Sự tham gia của các bên trong hợp tác phát triển du lịch bền vững

Đi sâu vào phân tích các lợi ích, các ảnh hưởng của các bên, ta có

(1) Các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch

Các doanh nghiệp du lịch hiển nhiên là các đối tác chính, họ chú ý tới sức cạnh tranh và lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, ngồi khía cạnh kinh tế, các doanh nghiệp du lịch cịn có vai trị rõ rệt trong những vấn đề liên quan đến môi trường và xã hội. Nhiều doanh nghiệp du lịch đã ủng hộ khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sẽ tham gia vào lĩnh vực du lịch bền vững vì những lý do nhân văn. Mặt khác, cũng có nhiều doanh nghiệp nhận thấy mối liên kết giữa sự bền vững và tính cạnh tranh. Họ nhận thấy rằng việc hợp tác với các đối tác khác sẽ giúp giải quyết được các vấn đề xã hội và mơi trường, đồng thời có thể đem lại lợi ích về kinh tế cho chính doanh nghiệp của họ.

(2) Các hiệp hội thương mại

Các cơ quan đại diện cho khu vực tư nhân như các Phòng Thương mại hay các Hiệp hội khách sạn có thể đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động hợp tác đa bên thông qua việc đại diện cho các thành viên trong hiệp hội, thu hút các thành viên gián tiếp tham gia vào quá trình hợp tác và cung cấp các thơng tin phản hồi cho các thành viên đó. Các hiệp hội có thể nắm vai trị lãnh đạo, điều hành các chương trình dự án hợp tác và cũng có thể vận động hành lang.

KHÁCH DU LỊCH (9) Các cơ quan

truyền thông (1) Các doanh nghiệp,

nhà đầu tư du lịch

(2) Các Hiệp hội thương mại

(3) Chính phủ, Các cơ quan liên quan ở

Trung ương

(4) Các cấp chính quyền địa phương và

cơ quan giúp việc (5) Các cơ quan hỗ trợ quốc tế và tổ chức phi Chính phủ quốc tế (6) Các cơ quan phi chính phủ trong nước (7) Cơ sở giáo dục khoa học (8) Dân cư, cộng đồng a đị phương giáo d c khoa h c

(3) Chính phủ

Chính phủ là đối tác quan trọng trong ngành du lịch. Chính phủ được hưởng lợi từ nguồn đóng góp của du lịch vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nguồn thu ngoại tệ, các khoản thuế. Chính phủ cần quan tâm đến tác động của du lịch cho sự phát triển bền vững, bao gồm cả xố đói giảm nghèo và các mục tiêu mơi trường.

Về tầm ảnh hưởng, Chính phủ có thể đóng vai trò then chốt trong việc định hướng du lịch bền vững thơng qua các chiến lược du lịch, các chính sách và các quy định pháp luật có ảnh hưởng đến ngành. Chính phủ chịu trách nhiệm đối với nhiều quyết định đầu tư có thể tác động tới sự bền vững như phát triển sân bay, đường xá, vận tải, và các dịch vụ khác. Chính phủ có thể tác động và hỗ trợ trực tiếp cho ngành thơng qua các ưu đãi tài chính, các hoạt động quảng bá trong và ngồi nước và đặt ra các tiêu chuẩn về lao động và mơi trường. Chính phủ có thể tác động đến cơng tác quản lý và phát triển du lịch ở địa phương thông qua các hỗ trợ tài chính và hỗ trợ khác cho chính quyền và các bên liên quan ở địa phương. Chính phủ cũng có thể trực tiếp chịu trách nhiệm về các vấn đề bảo tồn di sản tự nhiên và văn hố, như thành lập các vườn quốc gia.

(4) Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương, với vai trị là một đối tác, có trách nhiệm đối với chất lượng cuộc sống của cư dân địa phương. Họ cần chỉ ra những tác động kể cả tích cực và tiêu cực do du lịch mang lại (việc làm, các tác động xã hội và mơi trường). Họ quan tâm tới những chi phí để giải quyết sức ép từ dòng khách du lịch so với khoản đầu tư từ bên ngoài và thu nhập từ thuế du lịch tại địa phương.

Các chính sách và hoạt động của chính quyền địa phương có ảnh hưởng rất lớn đối với phát triển du lịch bền vững ở địa phương; tác động tới tính hấp dẫn và hình ảnh của điểm đến thông qua quy hoạch sử dụng đất, duy trì khơng gian cơng cộng, xây dựng các cơng trình nơng thơn và đơ thị. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về cơ sở dịch vụ và hạ tầng trọng điểm như quản lý nguồn nước và xử lý chất thải. Chính quyền địa phương cũng chịu trách nhiệm định hướng các chiến lược du lịch và chương trình hành động ở địa phương, trực tiếp hỗ trợ ngành du lịch thông qua các hoạt động tiếp thị và thơng tin du lịch. Chính quyền địa phương cịn có trách nhiệm xúc tiến đầu tư và phát triển kinh tế cho ngành, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

(5) Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế và tổ chức phi chính phủ quốc tế

Các tổ chức này quan tâm đến tiềm năng du lịch bền vững có thể đóng góp cho các mục tiêu chính sách quốc tế như là Chương trình Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Họ có thể đóng vai trị là những nhà tài trợ cho các dự án đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sự bền vững hoặc tài trợ có điều kiện. Họ cũng có thể hỗ trợ về mặt kỹ thuật, xây dựng năng lực, liên kết hợp tác trên bình diện quốc tế và chuyển giao kiến thức.

(6) Các tổ chức phi chính phủ trong nước

Nhiều tổ chức phi chính phủ trong nước đóng vai trị là đại diện cho các nhóm lợi ích đặc biệt hoặc các nhóm thiểu số. Các tổ chức có liên quan đến du lịch bền vững bao gồm những tổ chức tham gia hoặc đại diện cho: Lợi ích của phụ nữ; Thanh niên; các nhóm dân tộc thiểu số, dân cư bản địa; người lao động trong ngành du lịch (cơng đồn); lợi ích về văn hố, nghệ thuật; cơng tác bảo tồn động vật hoang dã và đa dạng sinh học; bảo vệ các danh lam thắng cảnh, các di sản ở nơng thơn và thành thị; các lợi ích về vui chơi giải trí và các vấn đề khác có liên quan.

Là một đối tác trong hoạt động phát triển du lịch bền vững, tổ chức phi chính phủ đóng vai trị đấu tranh và nâng cao nhận thức của các bên liên quan về vấn đề bền vững. Họ cũng góp phần định hướng và tạo điều kiện cho quy trình hợp tác đa bên bao gồm cả việc khởi động và thực hiện dự án. Họ có thể tham gia vào q trình nâng cao kỹ năng trình độ, xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật. Một số tổ chức có thể tài trợ vốn có chọn lọc. Ngồi ra, họ có thể hỗ trợ cơng tác giám sát, đánh giá cũng như đảm bảo hiệu quả phân bổ thành quả của dự án.

(7) Các cơ sở giáo dục và cộng đồng khoa học

Bao gồm các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo nghề và các cơ quan chuyên môn. Các cơ quan này quan tâm đến cơ sở lý thuyết và thực tiễn trong du lịch bền vững, nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng và kỹ năng trong ngành. Họ có thể hỗ trợ hoạt động hợp tác đa bên thông qua các dự án nghiên cứu, các dự án đào tạo nghề và xây dựng năng lực.

(8) Cộng đồng địa phương

Cư dân tại điểm đến có những tác động mà du lịch ảnh hưởng tới họ. Về mặt tích cực, người dân có được cơng ăn việc làm, cuộc sống ổn định, được sử dụng các cơ sở dịch vụ, nhưng ngược lại cũng có những tác động tiêu cực như sự quá tải, mất tiện nghi, thay đổi về mặt xã hội. Quyền lợi của họ có thể được đại diện bởi các tổ chức

dân sự xã hội hay cộng đồng địa phương, nhưng vẫn có nhiều cá nhân khơng được hưởng quyền lợi đó. Cần giám sát chặt chẽ những tác động mà du lịch có thể gây ra cho cộng đồng địa phương. Thành công của du lịch cũng phụ thuộc vào thái độ của người dân đối với du lịch, cách chào đón, đối xử với du khách, tham gia vào lực lượng lao động của ngành...

(9) Khách du lịch

Với tư cách là người tiêu dùng, khách du lịch rõ ràng là đối tác lớn khi nguồn chi tiêu của họ chi phối toàn ngành du lịch. Khách du lịch có ảnh hưởng quan trọng đến tính bền vững của du lịch thơng qua các lựa chọn du lịch của họ và các thông tin phản hồi của họ. Các nghiên cứu cho thấy môi trường lành mạnh, cộng đồng thân thiện và đảm bảo an toàn an ninh là những yếu tố rất quan trọng đối với du khách. Và cũng có những dấu hiệu cho thấy du khách đã bắt đầu nhận thức rõ hơn về những tác động có thể gây ra từ những chuyến du lịch của họ.

(10) Truyền thông

Liên quan tới quyền lợi của dân cư và khách du lịch, cần thừa nhận vai trò quan trọng của truyền thống trong hoạt động du lịch bởi những ảnh hưởng rộng lớn của nó, bao gồm các phương tiện truyền thông tổng hợp và chuyên ngành như ti-vi, báo chí, sách hướng dẫn du lịch và các trang thông tin điện tử. Đáng chú ý là trong những năm gần đây, truyền thông đã dành những không gian đáng kể cho "du lịch trách nhiệm". Những cách thức mới đánh giá sản phẩm và điểm đến dựa trên những phản hồi của du khách đang có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của phản hồi của du khách về trải nghiệm du lịch, có tính quyết định tới tương lai của doanh nghiệp du lịch.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w