Định hướng phát triển các tuyến du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 132 - 134)

8. Kết cấu của Luận án:

3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch bền vững Tây

3.2.3.4. Định hướng phát triển các tuyến du lịch

Khai thác mạnh lợi thế tài nguyên du lịch tại mỗi tỉnh trong vùng để xây dựng đa dạng và phong phú cho các tuyến, điểm du lịch. Trong đó xâu chuỗi những điểm du lịch nổi trội của Tây Nguyên để hình thành các tuyến, điểm du lịch quốc gia, quốc tế.

a. Tuyến du lịch quốc tế

(1). Tuyến du lịch quốc tế qua cửa khẩu Bu Prăng, tỉnh Đắk Nông, kết nối với các tour du lịch trong các nước ASEAN, trong đó có tuyến du lịch Vườn Quốc Gia Rattanakiri, thành phố Sihanoukville, Siêm Riệp, thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia, hoặc có thể kết nối với khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan như một cánh tay nối dài từ "Con đường xanh Tây Nguyên" của Việt Nam vươn sang Lào và Thái Lan, theo tuyến này du khách có thể khám phá đất nước Triệu Voi dọc theo Quốc lộ 13 (Lào) hoặc xuôi theo dịng sơng Mê Kơng để đến Di sản Văn hố Thế giới: di tích quần thể đền thờ Khmer Wat Phou ở Nam Lào hoặc thành phố Savannakhet, Ubon Ratchathani, Pakse.....

(2). Tuyến du lịch lữ hành qua 8 tỉnh trên trục Đông - Tây qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (Kon Tum) - Phu Cưa (Attapu) - Tour du lịch (Rừng Biển). Xây dựng, thiết lập tuyến du lịch liên kết ba nước đi qua các điểm du lịch nổi tiếng của 8 tỉnh Ubon Ratchathani, Sisaket (Thái Lan), Champasak, Sê Kơng, Attapeu (Lào) Quảng Ngãi,

Bình Định, Kon Tum (Việt Nam) của ba nước; Tour du lịch này qua các địa danh, phong cảnh về văn hóa - tâm linh - lịch sử - lễ hội - ẩm thực - kinh tế, thương mại của 8 tỉnh trên trục giao thông này.

b. Các tuyến du lịch quốc gia

(1). Tuyến du lịch "Con đường xanh Tây Nguyên " là sản phẩm du lịch đặc trưng nhất của khu vực Tây Nguyên, nối các điểm du lịch nổi tiếng của 5 tỉnh Tây Nguyên tạo thành một sản phẩm độc đáo. Đây là hành trình du lịch khám phá các giá trị sinh thái và văn hoá Tây Nguyên, xuyên suốt các điểm đến quan trọng của Tây Nguyên từ Măng Đen (Kon Tum) qua các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia trên địa bàn Tây Nguyên đến rừng thông Đà Lạt (Lâm Đồng). Tuyến du lịch "Con đường xanh Tây Nguyên" thu hút du khách thích khám phá và mạo hiểm. Theo dự kiến của Tổng Cục Du lịch, tuyến "Con đường xanh Tây Nguyên" sẽ kết nối với tuyến du lịch "Con đường di sản" miền Trung và tuyến. "Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh" để hình thành nên tuyến "Con đường du lịch xuyên quốc gia".

(2). Tuyến du lịch "Con đường di sản miền Trung": Trong số 7 con đường 14, 19, 24, 25, 26...nối trực tiếp đến những vùng di sản của đất nước, nối với "Con đường di sản miền Trung" ở các tỉnh Quảng Nam, Huế, vùng văn hoá Chăm Pa Bình Định, Phú n, Khánh Hồ, Phan Rang... Bằng sự đa dạng của địa hình các tỉnh Tây Nguyên, có thể phối hợp xây dựng các Tour du lịch có sự kết hợp cả ba sản phẩm sinh thái rừng, du lịch biển và du lịch di sản văn hoá, với thời gian phù hợp, tiện lợi, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

(3). Tuyến du lịch "Con đường huyền thoại Trường Sơn - Hồ Chí Minh" trải dài qua 30 tỉnh và thành phố, từ Pắc Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) với tổng chiều dài 3.167km (trong đó tuyến chính dài 2.667km và tuyến nhánh phía Tây dài 500km): là tuyến du lịch đến với các địa danh lịch sử nổi tiếng qua các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam, khám phá vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng trùng điệp, với những cánh rừng ngun sinh, các thác nước, những dịng sơng lớn và tìm hiểu đời sống văn hố độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng biên giới phía Tây theo đường Trường sơn năm xưa và đường Hồ Chí Minh ngày nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w