Công nghiệp và xây dựng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 65 - 66)

8. Kết cấu của Luận án:

2.2.1. Tăng trưởng kinh tế

2.2.1.2. Công nghiệp và xây dựng

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp - xây dựng của vùng Tây Nguyên đạt tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2012 tổng giá trị sản xuất ngành này của vùng Tây Nguyên đạt 36,3 nghìn tỷ đồng. Các ngành điện, khí đốt, nước hiện chiếm tỷ trọng đáng kể trong ngành công nghiệp xây dựng với trên 27% trong năm 2012 [21]. Mức tăng nhanh chóng của ngành này chủ yếu là do việc xây dựng các nhà máy thủy điện quy mô lớn, vừa và nhỏ trong những năm qua. Xây dựng và ngành khai khoáng cũng đạt mức tăng trưởng cao trong giai đoạn 2007-2011 với mức tăng trưởng tương ứng là 14,44 % và 13,46 %(theo giá cố định 1994). Đắk Nông và Gia Lai là hai tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng cao nhất ở vùng Tây Nguyên.

Công nghiệp chế biến tiếp tục dẫn đầu nền kinh tế của khu vực Tây Nguyên. Ngành chế biến nông lâm sản và lương thực vẫn là ngành công nghiệp chính của vùng. Ngành chế biến cà phê và chè không chỉ đáp ứng cho tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới và góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của vùng. Ngành chế biến đồ uống và nước giải khát, gia vị… cũng đạt sản lượng lớn.

Hiện có 2 dự án khai thác và chế biến aluminum-bauxite đang được triển khai tại vùng Tây Nguyên. Các nhà máy luyện nhôm đã được xây dựng ở Nhân Cơ huyện Đăk Lấp, tỉnh Đăk Nông và tại Tân Rai, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

Công suất hàng năm của mỗi nhà máy tại thời điểm vận hành dự tính đạt tới từ 600,000 đến 650,000 tấn.

Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của vùng Tây Nguyên là rất lớn và đáng kể nhất là tiềm năng thủy điện. Tổng công suất của 2 nhà máy thủy điện Đồng Nai và Sê San đạt khoảng 1.740 MW trong khi cơng suất của sơng Sêrepok ước tính là 2.636 MW. Có ý kiến cho rằng tại Tây Nguyên hầu hết các nhà máy thủy điện qui mô lớn đã được xây dựng nhưng thực tế vẫn còn tiềm năng cho phát triển thủy điện vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w