Du lịch cộng đồng Bản Lác, Mai Châu, tỉnh Hịa Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 59 - 64)

8. Kết cấu của Luận án:

1.4.2.2.Du lịch cộng đồng Bản Lác, Mai Châu, tỉnh Hịa Bình

1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững

1.4.2.2.Du lịch cộng đồng Bản Lác, Mai Châu, tỉnh Hịa Bình

Bản Lác - Mai Châu là nơi in đậm bản sắc văn hóa người Thái trắng, với năm dịng họ sinh sống là Hà, Lị, Vì, Mác, Lộc. Tới nay bản đã tồn tại được 700 năm. Trước đây dân bản chỉ sống dựa và nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm. Sau này, vẻ đẹp tiềm ẩn của bản Lác đã dần được du khách khám phá. Và cũng từ đó mọi người trong bản đều làm du lịch và cái tên bản Lác là một trong những vùng trọng điểm về du lịch ở Mai Châu, rộng hơn nữa nhiều người ví nơi đây như một “điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Những năm trở lại đây, khách du lịch đến Mai Châu mỗi ngày một đơng, chính vì thế dân bản thường bảo nhau sửa sang nhà cửa, như xây dựng nhà sàn và sử dụng các nguyên vật liệu cho ngôi nhà cũng được cải tiến (sàn gỗ cơng nghiệp, chân nhà có ốp xi măng…), các trang thiết bị trong nhà cũng hiện đại hơn, với mục đích để làm cho khách đến sống thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên, những ngôi nhà sàn hiện nay không bị thay đổi quá nhiều mà vẫn giữ được cái “mộc” của nó.

Bên cạnh đó, người dân ở bản Lác cũng quan tâm hơn đến ẩm thực truyền thống của bản, thành lập những đội văn nghệ chuyên phục vụ khách tham quan. Từ chỗ chỉ dệt những chiếc khăn, chiếc áo thổ cẩm để mặc, phụ nữ trong bản đã tự làm nhiều đồ lưu niệm bán cho khách như dệt khăn quàng cổ, váy xịe Thái, vải treo tường có trang trí, dây đeo tay và những chiếc ví xinh xắn.

Theo đó, đàn ơng Thái cũng “vào cuộc”, họ chế tác nhiều cung, nỏ, mõ trâu, chiêng, tù và sừng trâu, phách gỗ nhịp tre… để làm quà lưu niệm cho khách tham quan. Do vậy, nghề truyền thống, các sản phẩm thủ công đã và đang được bảo tồn và phát triển ở đây. Loại hình du lịch homestay - sống trong chính ngơi nhà của người dân cũng dần được du khách ưa chuộng, đặc biệt là khách quốc tế.

Mặc dù đã có nhiều năm làm dịch vụ du lịch, nhưng sự xô bồ của đồng tiền, của miếng cơm manh áo hầu như không làm mất đi sự thật thà, chân chất của những người dân tộc vùng núi này. Cung cách đón khách cũng là điều hấp dẫn với nhiều du khách, nhất là du khách nước ngồi.

Hiện tại ở bản Lác có 25 ngôi nhà sàn làm “khách sạn” được xây cất theo quy hoạch, mỗi “khách sạn” đều được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 25. Du lịch gần như là nguồn thu chính của bà con nơi đây. Nhà sàn ở bản Lác được dát bằng tre rộng mênh mông, cao ráo, sạch sẽ và giữ được truyền thống kiến trúc cổ. Bên trong có đầy đủ chăn, đệm, gối được gấp ngăn nắp, gọn gàng. Sát cạnh sàn ngủ - nghỉ là sàn ngồi để ăn cơm và uống trà.

Ẩm thực: rượu cần, ăn cơm lam với thịt nướng, kèm theo rất nhiều món ăn dân tộc như gà gói lá dong nướng, cá suối hấp, măng đắng xào, xôi nếp nương…

Đêm đến, du khách lại được hịa mình trong khơng gian của người Thái với những điệu xịe, những câu ca đằm thắm và điệu nhạc tình tứ, mê đắm lịng người hay cùng người bản địa nhảy sạp.

Chính quyền địa phương Mai Châu đã đầu tư vào hạ tầng cơ sở, hoạt động du lịch do các công ty du lịch ở Hà Nội thâu tóm. Mỗi hộ gia đình làm du lịch đều có mối quan hệ mật thiết với một số công ty du lịch nhất định ở Hà Nội để cung cấp khách. Thu nhập của các hộ làm du lịch là từ dịch vụ ăn uống, lưu trú và bán hàng thổ cẩm. Mơ hình du lịch cộng đồng tại đây chủ yếu do người dân tự tổ chức và tiến hành là chính. Chính quyền và cộng đồng làng bản có hỗ trợ nhưng khơng trực tiếp đứng ra tổ chức điều phối các hoạt động thu hút và phục vụ du khách.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm thành cơng rút ra từ các mơ hình phát triển du lịch bền vững

√. Thành phố Kyoto - Nhật Bản

- Công tác tu bổ, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hố là quyết định thành công đến phát triển du lịch của thành phố này. Chính quyền sở tại quan tâm đến việc tổ chức các lễ hội để thu hút du khách, cùng với đó là những bữa tiệc trà, những buổi liên hoan với nhiều món ăn truyền thống với cách chế biến phong phú.

- Chính quyền thành phố chủ trương khơng phát triển các ngành cơng nghiệp

nặng bởi vì lo sợ sẽ gây ô nhiễm môi trường, ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống, điêu khắc, chế tác kim loại chạm khảm... phục vụ khách du lịch.

- Kết nối hệ thống giao thông trong nội thành phố và với các thành phố khác rất

thuận tiện và hiện đại như: tàu điện ngầm, xe buýt công cộng, xe buýt du lịch hoặc taxi. Đi xe đạp, cũng là một cách tham gia giao thông của khách du lịch và người dân trong thành phố được chính quyền quan tâm.

√.Thành phố Madrid - Tây Ban Nha: Thành cơng của thành phố này là chính

quyền rất quan tâm tới bảo vệ môi trường, thành phố được xem như là một công viên cây xanh khổng lồ, rất thân thiện với môi trường.

√. Thành phố Hội An - Quảng Nam: Chính quyền Hội An đã có những quy định

nhằm bảo tồn di tích kiến trúc, giữ gìn cảnh quan phố cổ. Những quy định này cũng cản trở việc tự do buôn bán và đi lại của các hộ kinh doanh và người dân rất nhiều. Nhưng về lâu dài, sẽ tạo niềm thích thú cho du khách khi có một khu phố cổ trật tự, văn minh, hài hịa cổ kính. Vì vậy, việc hạn chế bớt một số tự do để hướng tới lợi ích lâu dài cho cư dân cũng rất cần thiết.

√. Bản Lác, Mai Châu, tỉnh Hịa Bình: Thành cơng của du lịch cộng đồng Bản

Lác là người dân tộc bản địa trực tiếp làm du lịch tại ngơi nhà của mình, dưới sự quản lý chung của cộng đồng. Ẩm thực được chế biến bằng các nguyên liệu tại chổ do người dân bản sản xuất ra như: heo, gà, rau rừng, cá suối...Bên cạnh đó, du khách được thưởng thức các tiết mục văn nghệ truyền thống do chính người dân tộc địa phương biểu diễn và mua những món hàng lưu niệm do người địa phương làm ra như: khăn quàng cổ, áo thổ cẩm, váy xịe Thái, vải treo tường có trang trí, dây đeo tay... Khách du lịch rất thích thú với mơ hình du lịch này.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN

2.1. Tổng quan về Tây Nguyên

Tây Nguyên bao gồm năm (5) tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với tổng diện tích tự nhiên là 54,640.6km2 và dân số là 5,2 triệu người chiếm khoảng 16,5% diện tích và 6% dân số toàn quốc [42]. Đây là vùng có mật độ dân số thấp nhất toàn quốc. Tuy vậy, khu vực Tây Nguyên lại có một vị trí địa lý khá chiến lược. Tây Nguyên là giao điểm của hai khu vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam, ở phía Nam là khu vực kinh tế phía Nam với Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trọng điểm và ở phía Bắc với khu vực kinh tế ven biển miền Trung với Thành phố Đà Nẵng là trung tâm. Tây Nguyên là vùng cao nguyên thuộc sườn phía Tây dãy Trường Sơn, tiếp giáp với Lào và Campuchia. Vì thế, Tây Nguyên trở thành một phần của Tam giác Phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV). Do các Quốc gia này lại nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây cùng với Thái Lan và Myanmar, nên khu vực Tây Nguyên còn được xem là rất quan trọng nếu xét trong quan hệ với khu vực tiểu vùng sông Mê Kơng (GMS).

Hình 02: Bản đồ khu vực Tây Ngun

Đây là vùng có tiềm năng rất lớn để phát triển lĩnh vực nơng lâm thủy sản, thủy điện, khai khống, và du lịch. Tuy nhiên, Tây Nguyên vẫn chưa tận dụng và

phát huy được hết các thế mạnh của mình. Tây Nguyên chỉ đóng góp 4,5% nếu xét về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), và đây mức thấp nhất nếu so sánh với các vùng khác trên toàn quốc [42]. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người cũng thấp hơn mức trung bình tồn quốc. Bên cạnh đó, tỉ lệ hộ nghèo trong vùng đang đứng cao thứ hai so sánh với các khu vực khác. Tình trạng trì trệ của nền kinh tế gây ra bởi nguyên nhân nền kinh tế còn phụ thuộc quá nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp và năng suất lao động chưa cao. Đây cũng là khu vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) thấp nhất vì lý do khó khăn về vị trí địa lý và thiếu hụt về cơ sở hạ tầng. Việc không thu hút nhiều vốn FDI cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ phát triển kinh tế của khu vực.

Một trong những đặc điểm của vùng đó là sự có mặt của nhiều dân tộc thiểu số. Theo thống kê năm 2009, có khoảng 45 dân tộc anh em sinh sống tại vùng, chiếm 34,8% tổng dân số, trong đó dân tộc bản địa chiếm 26,6% [41]. Ngồi ra, tình trạng di dân tự do từ các khu vực khác trong tồn quốc và tình hình chính trị còn phức tạp cũng là những lý do ảnh hưởng đến sự phát triển của vùng Tây Nguyên.

Bảng 2.1. Một số thông số của khu vực Tây Ngun

Chỉ số ĐVT Tồn quốc Tây Ngun

Diện tích (2012) Km 2 330.957,6 54.641,0 (%) 100 16,5 Dân số (2012) 1.000 người 88.772,9 5.379,6 (%) 100 6,06 Tỷ lệ TT (%) GĐ (2006-2012) 0,89 1,39 Mật độ dân số (2012) Người/km2 268 99 Tăng trưởng GDP (2012) % 5,25 10,77 Tỷ lệ hộ nghèo (2012) (%) 12,6 20,3

Thu nhập BQ đầu người/

tháng (giá hiện hành) Nghìn đồng 2000 1.631

Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm (%)

Tổng số 3,27 2,89

Thành thị 3,21 1,89

Tuổi thọ trung bình Năm 73 69,4

Vốn đầu tư năm 2012

(giá hiện hành) Tỷ đồng 989.300 47.740

Hệ số ICOR (2011) 5,53 4,65

Bảng 2.2. Số lượng đơn vị hành chính 5 tỉnh ở vùng Tây Nguyên

Tỉnh

Cấp huyện Cấp cơ sở

Thành phố

trực thuộc tỉnh Thị xã Huyện Phường Thị trấn Xã

Tây Nguyên 5 4 52 77 47 598 Kon Tum 1 0 8 10 6 81 Gia Lai 1 2 14 24 12 186 Đăk Lăk 1 1 13 20 12 152 Đăk Nông 0 1 7 5 5 61 Lâm Đồng 2 0 10 18 12 118

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên năm 2012.

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 59 - 64)