Tài nguyên đất đai

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 97 - 98)

8. Kết cấu của Luận án:

2.3. Thực trạng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

2.3.4.1. Tài nguyên đất đai

Tây Nguyên nằm ở độ cao trung bình khoảng từ 600-800m so với mặt biển, nhưng có những nơi rất thấp như khu vực biên giới tỉnh Đăk Lăk chỉ cao 200m, có những nơi như Langbiang Đà Lạt cao 1.500m. Nhiều dãy núi trùng điệp với những đỉnh núi cao trên 2.000m như Ngọc Linh, ChưHmu, Chư Yangsin, Lang Biang. Địa hình Tây Nguyên chạy dài từ Bắc đến Nam với các cao nguyên liên tiếp.

Tây Nguyên có lợi thế về đất đai, trong đó nổi bật là đất đỏ bazan với khoảng 1,5 triệu ha, phân bố chủ yếu trên các cao nguyên: KonHaNừng, Buôn Ma Thuột, Đăk Nông, Lâm Viên và Di Linh, được xếp vào loại đất tốt. Đất đai ở Tây Nguyên thuận lợi cho phát triển nhiều cây trồng có giá trị hàng hóa như: Cao su, cà phê, hồ tiêu, chè...Tài nguyên khống sản ở Tây Ngun đa dạng, một số có trữ lượng lớn như: than bùn, than nâu, sét cao lanh, và bơxít với trữ lượng khoảng 4,5 tỷ tấn chiếm khoảng 91% trữ lượng bơxít cả nước, phân bổ chủ yếu ở Đăk Nơng, Lâm Đồng. Nhóm khống sản kim loại có giá trị như sắt, wofram, antimon, chì, kẽm, vàng; nhóm đá q.

Điều kiện điạ hình, đất đai, khống sản của Tây Ngun là điều kiện lý tưởng tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn của Tây Nguyên như: du lịch nghiên cứu, hoạt động nghiên cứu khoa học, du lịch trang trại, miệt vườn.... Hạn chế lớn nhất của tài nguyên đất Tây Nguyên hiện nay là bị suy thoái mạnh trên diện rộng (xói mịn, giảm độ phì), thiếu nước về mùa khơ, ngập lũ về mùa mưa do suy giảm độ che phủ rừng và khai thác

sử dụng đất đai chưa hợp lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w