Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa và tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 141 - 144)

8. Kết cấu của Luận án:

3.4. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

3.4.3.1. Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa và tài nguyên du lịch nhân văn

Bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp, loại bỏ dần những hủ tục lỗi thời, lạc hậu. Giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống văn hóa của dân tộc, khơi phục các lễ hội truyền thống, mở các lớp truyền dạy ngành nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch. Có biện pháp giúp đồng bào dân tộc thiểu số bảo tồn các di sản văn hóa (cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc....), giữ gìn sắc phục của dân tộc. Tạo khơng gian văn hóa, mơi trường văn hóa du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần và mong muốn trở lại lần sau.

Phát triển du lịch gắn với tuyên truyền giáo dục ý thức của cộng đồng nhằm phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân

tộc; thường xun thơng tin về tình hình hoạt động du lịch giữa các tỉnh trong vùng, nhằm bảo vệ mơi trường văn hố lành mạnh.

Ưu tiên vốn đầu tư cho hoạt động quản lý, bảo tồn các di sản văn hóa của vùng. Tập trung đầu tư hồn thiện kết cấu hạ tầng, cảnh quan và trùng tu, tơn tạo, giữ gìn, nâng cấp các di sản văn hóa để đưa vào khai thác, phục vụ khách du lịch. Tăng cường công tác quản lý, tun truyền để giữ gìn bản sắc văn hóa.

Trùng tu, tơn tạo và xây dựng các thiết chế văn hóa tại các bn làng đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar, Xê đăng... xây dựng các buôn, làng đạt tiêu chuẩn để làm du lịch cộng đồng. Bảo tồn phát triển đàn voi nhà, đây là nét khác biệt của du lịch Tây Nguyên; các sản phẩm tập trung xây dựng là: hoạt động đường phố, các cuộc biểu diễn nghệ thuật liên quan đến voi; các tour du lịch trên lưng voi.

Duy trì tổ chức các Lễ hội theo định kỳ, trong đó Lễ hội cà phê cần được tổ chức theo hướng chuyên nghiệp với sự tham gia tư vấn, đạo diễn của những đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, để nâng cao chất lượng. Các nội dung của lễ hội cà phê cần tập trung vào: văn hóa cà phê và cuộc sống của những người trồng cà phê; nghệ thuật từ cà phê (tranh ghép từ hạt cà phê, trang phục cà phê, các sản phẩm tận dụng nguyên vật liệu từ quá trình sản xuất cà phê như chế tác thành hàng đồ gỗ cà phê lưu niệm). Các tour du lịch chuyên đề cà phê như tour du lịch tham quan đồn điền, trang trại cà phê, tour du lịch tham quan sản xuất cà phê, tour nghỉ dưỡng cà phê...

3.4.3.2. Phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch vùng trong giai đoạn mới. Tập trung thực hiện giải pháp mang tính đột phá về tổ chức, cán bộ.

Đào tạo, nhằm tăng cường khả năng nghiên cứu về du lịch; khuyến khích các trường đại học trên địa bàn (Đại học Đà Lạt, Đại học Tây Nguyên, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum) mở các khoá du lịch. Thành lập 01 trường trung học nghiệp vụ du lịch tại Đà Lạt. Xây dựng "chương trình khung" để tăng cường đào tạo từ xa và khuyến khích các thành phần kinh tế mở thêm trường trung học nghiệp vụ du lịch dân lập, bán công...

Xây dựng và xúc tiến thực hiện các chương trình giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong cách ứng xử, giao tiếp với khách du lịch. Chú trọng, ưu tiên đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại chỗ... bằng các chính sách hỗ trợ trong đào

tạo hướng nghiệp dạy nghề, vận động các doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên sử dụng nguồn lao động này, nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo.

Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm với các vùng, tổ chức quốc tế thông qua các hội nghị, hội thảo, diễn đàn trong và ngoài nước nhất là các nước ASEAN. Có chính sách thu hút lực lượng chun gia du lịch để cùng với nguồn nhân lực của vùng hoạt động du lịch tạo hạt nhân cho việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý cũng như kinh doanh du lịch. Có kế hoạch cử cán bộ trẻ có trình độ và các sinh viên có năng lực sang các nước phát triển để đào tạo trình độ đại học và sau đại học cũng như để thực tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên ngành du lịch.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại địa phương cũng cần có một chính sách tuyển dụng, thu hút những người lao động có trình độ, tay nghề. Tăng cường tính chun nghiệp về quản lý, kinh nghiệm điều hành, đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở vật chất, kỹ thuật. Nhiều chủ đầu tư đã th các tập đồn khách sạn uy tín này quản lý hoặc thương thảo thuê thương hiệu. Xu hướng chuỗi khách sạn mang tên các Tập đoàn, đối với Đà Lạt, mơ hình này chắc chắn sẽ phát triển trong tương lại gần.

Tập trung Đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch theo nhu cầu xã hội với địa chỉ cụ thể bằng hình thức: tiếp cận, nắm bắt nhu cầu, phối hợp hỗ trợ kinh phí, đào tạo và chỉ tập trung vào chuyên ngành nghiệp vụ mà xã hội, địa phương và doanh nghiệp đang cần như: nghiệp vụ lễ tân; quản trị lưu trú; nghiệp vụ nhà hàng; kỹ thuật chế biến món ăn; nghiệp vụ lữ hành-hướng dẫn viên du lịch...

Các địa phương của vùng Tây Nguyên, các cơ sở lưu trú cần tăng cường công tác đào tạo chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên phục vụ trong cơ sở lưu trú du lịch bằng nguồn ngân sách và doanh thu của mình. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến nghiệp vụ, thông tin thị trường cho cán bộ nhân viên hoạt động kinh doanh du lịch. Chú trọng việc thực hiện chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực du lịch thông qua các tổ chức, hiệp hội hoạt động du lịch trong nước và quốc tế.

Sự tham gia, phối kết hợp giữa ba nhà: Nhà trường, Nhà nước và Nhà doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch là hết sức cần thiết nhằm phát triển nhân lực du lịch đảm bảo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ (giỏi lý thuyết và vững kỹ năng thực hành), sử dụng thơng thạo ngoại ngữ, có bản lĩnh, tự tin, năng động, sáng tạo; có năng lực quản lý và chun mơn cao, đảm bảo yêu cầu trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Nhà nước tạo cơ chế và điều kiện khuyến khích các cơ sở đào tạo đầu tư nâng cấp và

mở rộng trang thiết bị đào tạo, giảng dạy nghiệp vụ du lịch. Doanh nghiệp mà vai trò hiệp hội là nòng cốt trong việc xác định nhu cầu, đặt hàng với các cơ sở đào tạo, hỗ trợ tạo điều kiện trong việc bố trí người học thực hành ở các cơ sở doanh nghiệp; tổ chức kết hợp giữa nhà trường với các công ty, các khách sạn, nhà hàng... để tạo các khóa học gắn lý thuyết với thực tế.

3.4.4. Nhóm giải pháp phát triển bền vững về môi trường

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w