Kiện toàn và đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 149 - 150)

8. Kết cấu của Luận án:

3.4. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

3.4.7.2. Kiện toàn và đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý

Để triển khai tốt nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch, các địa phương cần thống nhất cơ cấu tổ chức của cơ quan xúc tiến du lịch địa phương. Theo quy định tại Nghị định 43/NĐ-CP về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các địa phương cần sớm thành lập hoặc thành lập lại Trung tâm xúc tiến du lịch thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; quan tâm bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch năng động, giỏi chuyên môn, ngoại ngữ. Mỗi địa phương cần xây dựng kế hoạch marketing cho mình, trong đó chú trọng yếu tố liên kết giữa các địa phương dưới sự điều hành thống nhất chung của Tổng cục Du lịch.

Kiện tồn và phát huy vai trị của Hiệp hội du lịch Tây Nguyên nhằm tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn và giữa các doanh nghiệp du lịch trong vùng với các doanh nghiệp ngoài vùng. Hiệp hội Du lịch phải định hướng cho doanh nghiệp xây dựng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Là nơi để quy tụ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nâng cao vai trò của Ban chỉ đạo Tây nguyên trong giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch của vùng: đầu tư phát triển sản phẩm; xúc tiến quảng bá du lịch; khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường... Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể, hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường với tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch.

Cần khẩn trương làm các việc sau đây: Tổng cục Du lịch; Ban chỉ đạo Tây Nguyên, UBND các tỉnh trong vùng gặp gỡ ở cấp cao để thống nhất chủ trương xây dựng quy hoạch phát triển du lịch bền vững cho vùng:

√. Thành lập tổ chức thích hợp để "khởi động" điều phối, tiến hành xây dựng phát triển du lịch vùng theo hướng bền vững .

√. Xác định các nội dung liên kết trước mắt và lâu dài.

√. Các cơ quan du lịch các tỉnh, và Tổng cục Du lịch xác định những sản phẩm du lịch đặc thù của Tây Nguyên, hướng phát triển các điểm đến, kết nối các điểm đến, các sản phẩm theo chuyên đề để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đặc sản khu vực; thúc đẩy các địa phương đầu tư xây dựng các điểm đến mới; xúc tiến, quảng bá.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 149 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w