Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 151 - 154)

8. Kết cấu của Luận án:

3.5. Đề xuất cơ chế, chính sách cho phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

3.5.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương

Để du lịch Tây Nguyên thực sự phát triển nhanh và bền vững, thì cơ chế, chính sách là yếu tố quyết định. Do đó, địi hỏi phải có một cơ chế, chính sách đột phá, đặc thù riêng có cho khu vực Tây Nguyên, cụ thể:

Đầu tư vốn ngân sách hoặc vốn ODA để phát triển hạ tầng Tây Nguyên, đặc biệt là các tuyến đường nối từ các tỉnh Miền trung, Đơng Nam bộ đến Tây Ngun. Đầu tư đường Hồ chí Minh (giai đoạn 2) thành đường cao tốc qua Tây Nguyên. Nâng cấp các sân bay Liên Khương (Đà Lạt), Buôn ma Thuột thành sân bay Quốc tế; mở rộng, nâng cấp sân bay Pleiku; đầu tư sân bay taxi Măng Đen (Kon Tum). Nghiên cứu để sớm mở tuyến đường sắt Phú u đến Bn ma Thuột. Có chương trình riêng để đầu tư chỉnh trị các tuyến sông, hồ gắn với phát triển "đô thị xanh" của Tây Nguyên; đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch để kích thích phát triển như: đường giao thơng, cấp nước, cấp điện, xử lý môi trường.... Tăng cường hợp tác đối tác Công-Tư: Cơ chế liên kết giữa đại diện Nhà nước với khu vực tư nhân theo mơ hình tham gia, đại diện, góp vốn, chuyển giao, BOT, BT; huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân cho hoạt động du lịch; xã hội hoá đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.

Trước mắt, Nhà nước có kế hoạch và chính sách để bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể, các tài nguyên du lịch thiên nhiên bằng nguồn vốn ngân sách. Về lâu dài, sẽ tiến đến xã hội hóa, trên nguyên tắc gắn với công tác "bảo tồn và phát huy" giá trị văn hóa.

(2). Nhóm giải pháp ưu đãi đầu tư

√. Chính sách thuế: Ưu đãi đặc biệt về thuế; tiền thuê đất... đối với các dự án

đầu tư vào du lịch ở các vùng đất còn hoang sơ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, các điều kiện KT - XH cịn khó khăn; các dự án đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh du lịch mới có khả năng tạo sản phẩm du lịch độc đáo và tăng thời gian lưu trú, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân trong vùng.

Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các hoạt động du lịch phục vụ khách quốc tế ở các khu, điểm du lịch. Cho phép khấu hao nhanh tài sản cố định để doanh nghiệp sớm có nguồn vốn sửa chữa nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất. Được miễn thuế nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư (như tại khoản 5 Điều 6 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 đã quy định). Đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng giả cổ, hàng lưu niệm... được sản xuất trong nước mà khách du lịch quốc tế có nhu cầu mang theo, cần tạo mọi điều kiện về mặt thủ tục hải quan và miễn thuế xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu tại chỗ.

√. Chính sách đất đai: miễn hoặc giảm tiền thuê đất, thuê rừng đối với các dự

du lich săn bắn thú nuôi (Safari), du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu sinh học...kéo dài thời gian cho thuê đất, thuê rừng; được sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng và các tài sản gắn liền với đất, rừng để thế chấp vay vốn đầu tư, liên doanh, liên kết. Nhà nước sớm ban hành khung đơn giá diện tích đất có rừng đúng với giá trị thực của nói, để làm cơ sở cho thuê, thế chấp và liên doanh, liên kết.

√. Chính sách vay vốn: Đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch bền

vững trên địa bàn Tây Nguyên đều được hưởng ưu đãi về lãi suất, thời gian vay vốn. Mức ưu đãi tùy theo từng địa bàn, loại hình DN và sản phẩm du lịch tạo ra... Nhà nước, quy định mức vay vốn và có cơ chế tín chấp để các doanh nghiệp (đặc biệt là DN vừa và nhỏ ở địa phương) có cơ hội vay vốn để đầu tư.

√. Chính sách khác: Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng đến hàng rào của doanh

nghiệp; hỗ trợ đầu tư đối với các dự án du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm. Đối với các khu du lịch được quy hoạch là khu du lịch Quốc gia có tiềm năng như: ĐanKia - Suối Vàng (Đà Lạt), Măng Đen (KonTum), ngoài cơ chế ưu đãi chung thì cần thiết phải có cơ chế " Đặc biệt" như được đầu tư casino, đua xe, các khu thi đấu thể thao Quốc tế, trường phim, sân bay taxi, các dịch vụ khác mà các nước đã làm nhưng ở Việt Nam chưa cho phép... Đối với khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, Chính phủ 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia cần thống nhất cơ chế đặc biệt để hình thành khu du lịch tổng hợp tại khu vực cột mốc 3 biên.

(3). Nhóm chính sách phát triển du lịch bền vững: Có cơ chế hỗ trợ đối với các

mơ hình tiết kiệm năng lượng, sử dụng ngun vật liệu địa phương, ứng dụng cơng nghệ sạch; khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án phát triển du lịch có sử dụng nhiều lao động địa phương; khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát mơi trường tại các khu, tuyến, điểm và cơ sở dịch vụ du lịch; cơ chế tạo lập quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn phục vụ hoạt động du lịch. Khuyến khích, hỗ trợ các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm.

Chính sách bảo vệ mơi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch: áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; kiểm tra xử lý vi phạm về môi trường du lịch; kiểm định, đánh giá, tôn vinh những thương hiệu, nhãn hiệu du lịch “xanh"; xây dựng nếp sống văn minh du lịch.

(4). Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch: Nhà nước cần ưu tiên hỗ trợ

(cả về cơ sở vật chất và con người). Nhà nước (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch) cần dành những xuất học bổng đi đào tạo ở trong và ngoài nước cho những cán bộ có năng lực đang cơng tác tại các cơ sở đào tạo du lịch, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch… trên địa bàn Tây Nguyên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.

(5). Nhóm chính sách khác: Có chính sách rút ngắn thủ tục cho khách du lịch

đường bộ qua các cửa khẩu, đặc biệt là khách đi bằng xe tay lái nghịch. Tiếp tục cải tiến việc xin giấy phép, làm thủ tục xuất, nhập cảnh sao cho nhanh chóng, đơn giản, gọn nhẹ, đúng luật; tạo cho khách cảm giác an toàn, thoải mái khi đi du lịch .

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 151 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w