Liên kết phát triển du lịch Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 101 - 104)

8. Kết cấu của Luận án:

2.4. Các nhân tố quan trọng cho sự phát triển du lịch bền vững Tây

2.4.2. Liên kết phát triển du lịch Tây Nguyên

Trong những năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã quan tâm đến liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh trong vùng và vùng Tây Nguyên với các vùng khác như: Đông Nam bộ, vùng Duyên hải Miền Trung và vùng Tam giác Phát triển Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngoài ra, giữa các tỉnh trong vùng có liên kết với nhau và cùng liên kết với các tỉnh, thành phố ngồi vùng nhằm giới thiệu, quảng báo hình ảnh, thu hút đầu tư và thu hút khách du lịch. Cụ thể:

Lâm Đồng: Liên kết phát triển "Tam giác du lịch" giữa Thành phố Hồ Chí

Minh, Bình Thuận và Lâm Đồng. Qua 5 năm triển khai, đến nay đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận và Lâm Đồng, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch mới phục vụ du khách. Bình Thuận hiện có 253 dự án đầu tư với tổng vốn trên 37.000 tỷ đồng của các nhà đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh.

Bình Thuận cũng có 3 dự án đầu tư vào Lâm Đồng với tổng số vốn đăng ký 80 tỷ đồng. Các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 3 tỉnh đã chủ động phối hợp vận động các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, vui chơi giải trí, tham gia thực hiện chương trình “Ấn tượng Việt Nam,” liên kết để giảm giá buồng phịng, tăng cường cơng tác giới thiệu quảng bá và xúc tiến gắn với các chương trình khuyến mãi giảm giá của các doanh nghiệp, các cơng ty lữ hành tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra, hình ảnh du lịch 3 địa phương đã được quảng bá thông qua nhiều sự kiện lớn. Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với các địa phương tổ chức các đồn khách quốc tế khảo sát, tìm hiểu thị trường, sản phẩm du lịch và cơ hội đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận và Lâm Đồng; tham gia vận động các doanh nghiệp du lịch tham gia hội chợ, sự kiện du lịch của các địa phương như Lễ hội Nghinh Ơng - Bình Thuận, festival Hoa Đà Lạt, lễ hội Trà tại Lâm Đồng, cũng như tạo điều kiện để các địa phương tham gia vào các sự kiện du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh.

Với sự liên kết này, lượng khách du lịch đến Lâm Đồng, Bình Thuận từ các cơng ty lữ hành của Thành phố Hồ Chí Minh ln được duy trì và ngày càng phát triển đạt 45%, tổng lượng khách. Năng lực của các doanh nghiệp lữ hành được nâng cao, góp phần phát triển các tour du lịch từ Lâm Đồng đến Thành phố Hồ Chí Minh-Bình Thuận và các địa phương lân cận.

Một trong những nội dung liên kết phát triển luôn được “Tam giác du lịch” quan tâm là hợp tác đào tạo nguồn nhân lực. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh đã thể hiện vai trò trung tâm, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho Bình Thuận và Lâm Đồng.

Bên cạnh việc chủ động hợp tác trong quảng bá, xúc tiến đầu tư, ngành du lịch 3 địa phương còn cùng nhau xây dựng và phát triển các tuyến điểm du lịch, thiết kế và khai thác các tour du lịch đặc trưng vùng miền. Trong đó, tour du lịch kết hợp biển - rừng - mua sắm kết nối 3 trung tâm du lịch Bình Thuận - Đà Lạt - Thành phố Hồ Chí Minh được xem là tour du lịch nội địa hấp dẫn và khai thác hiệu quả nhất hiện nay.

Kon Tum: triển khai chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch "trục Đông

Tây" giữa ba tỉnh Kon Tum - Quảng Ngãi - Bình Định (Việt Nam) với Attapu, Sekong, Champasak (CHDCND Lào), Ubon Ratchathani, Sisaket (Vương quốc Thái Lan) để giới thiệu quảng bá tiềm năng du lịch của từng địa phương và liên kết các hoạt động xúc tiến quảng bá của ba tỉnh nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan tại

các tỉnh của 3 nước; đồng thời kết nối "Trục Đông Tây" với tuyến "Con đường di sản Miền Trung" .

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kon Tum đã ký chương trình hợp tác du lịch với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007. Đến nay có nhiều nhà đầu tư của thành phố Hồ Chí Minh đến tìm hiểu cơ hội đầu tư và đã đầu tư du lịch tại khu du lịch sinh thái Măng Đen.

Gia Lai: đã tổ chức các đồn khảo sát và tìm hiểu thị trường để liên kết với các

tỉnh Bình Định, Phú Yên và kết nối với khu vực "Tam giác Phát triển" Việt Nam, Lào, Campuchia. Đến nay đã hình thành tuyến du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ - Pleiku - Bắc Campuchia - Lào - Thái Lan (ngược lại). Tuyến du lịch: Buôn Ma Thuột - Pleiku - các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ theo quốc lộ 19, đang thu hút khách du lịch ngày càng nhiều .

Đắk Lắk: Đã liên kết với tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du

lịch Phú Yên, Đắk Lắk năm 2012; liên kết với thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hợp tác xây dựng chương trình gói sản phẩm khuyến mãi thu hút khách du lịch nội địa năm 2012. Tuyến du lịch Đường Hồ Chí Minh kết nối các trung tâm du lịch lớn của vùng (Kon Tum - Pleiku - Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa) theo đường Hồ Chí Minh và là một trong những tuyến du lịch quốc gia quan trọng. Đây có thể được coi là tuyến du lịch "Con đường Xanh Tây Nguyên" - là tuyến du lịch mang đầy đủ bản sắc của vùng Tây Nguyên.

Đắk Nông: Ký cam kết chương trình hợp tác phát triển du lịch với thành phố

Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, tỉnh Mondulkiri (Campuchia) để liên kết phát triển du lịch, tăng cường mối quan hệ hợp tác, quảng bá xúc tiến du lịch để thúc đẩy du lịch các địa phương cùng phát triển.

Năm 2014 được xác định là năm du lịch quốc gia Tây nguyên - Đà Lạt đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ban hành chương trình kèm theo Quyết định số 2359 /QĐ-BVHTTDL ngày 02 tháng 7 năm 2013. Đây là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội tiêu biểu, có quy mơ tầm Quốc gia và Quốc tế, nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh thiên nhiên và con người Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng với bạn bè trong nước, khu vực và Quốc tế. Liên kết khai thác các thế mạnh về thắng cảnh thiên nhiên, di sản văn hóa phong phú và đặc sắc của 5 tỉnh Tây Nguyên thành chuỗi hoạt động xuyên suốt trong cả năm, nhằm quảng bá điểm đến cho du lịch Việt

Nam, tăng lượng khách du lịch cho khu vực, đặc biệt là khách quốc tế. Năm du lịch Quốc gia Tây Nguyên, thể hiện rất rõ nét sự liên kết phát triển du lịch của 5 tỉnh Tây Nguyên, bao gồm nhiều hoạt động, chuỗi sự kiện và hình thành các tour du lịch chung xuyên Tây Nguyên. Lễ khai mạc Năm du lịch quốc gia Tây nguyên là Festival hoa Đà Lạt diễn ra tại thành phố Đà Lạt - Lâm Đồng vào tối ngày 27/12/2013.

Tuy nhiên, việc liên kết phát triển du lịch Tây Nguyên trong thời gian qua, hầu như chỉ dừng lại ở việc tổ chức lễ ký kết (trừ liên kết "tam giác du lịch" Lâm đồng - Bình Thuận - Hồ Chí Minh), chưa có chương trình hành động cụ thể, do đó việc liên kết chưa đạt hiệu quả. Ngun nhân chính:

√. Lãnh đạo cấp cao, có khả năng quyết định các vấn đề của 5 tỉnh chưa có sự gặp mặt để bàn và quyết định chủ trương liên kết nội vùng và liên vùng trong phát triển du lịch Tây Nguyên.

√. Trước đây chưa có quy hoạch phát triển du lịch vùng (mới được Chính phủ phê duyệt quy hoạch du lịch vùng Tây Nguyên tháng 11/2013) nên có hiện tượng trùng lắp sản phẩm du lịch, khơng có sự khác biệt nên gây nhàm chán cho du khách khi đi từ tỉnh này sang tỉnh khác. Việc tổ chức quảng bá xúc tiến "điểm đến", hầu như các tỉnh chỉ giới thiệu riêng điểm đến của tỉnh mình, do đó chưa đủ sức hấp dẫn để thuyết phục du khách quyết định một chuyến đi, vì sản phẩm du lịch ít, đơn điệu, nhỏ lẻ.

√. Phối hợp giữa các bên liên quan tại "điểm đến" chưa được quan tâm đầy đủ, nên hiện tượng các hoạt động hỗ trợ, phục vụ khách du lịch phát triển tùy tiện, tràn lan, thái độ phục vụ thậm chí cịn kém văn hóa khơng được chính quyền và cộng đồng quan tâm quản lý. Các hoạt động hỗ trợ du lịch lành mạnh lại kém phát triển, khách hàng "khơng tìm được chỗ tiêu tiền"; khơng có chỗ vui chơi, mua sắm nhất là về đêm.

√. Phối hợp giữa cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp du lịch địa phương với các doanh nghiệp lữ hành chưa tốt; xúc tiến chưa đủ gây ấn tượng nên các tour du lịch Tây Nguyên (như con đường Xanh Tây Nguyên, các tuyến du lịch sản phẩm đặc trưng của Tây Nguyên) chưa được thiết kế và thực thi.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w