Phân tích SWOT cho phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 118 - 120)

8. Kết cấu của Luận án:

2.6. Phân tích SWOT cho phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

2.6.1. Thiết lập Ma trận SWOT du lịch bền vững Tây Nguyên (Bảng số: 2.17)

ĐIỂM MẠNH (S)

(S1) Địa thế thuận lợi.

(S2) Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, nguyên sinh

(S3) Đã có quy hoạch phát triển du lịch Tây Nguyên.

(S4) Có kinh nghiệm phát triển du lịch của Đà Lạt.

(S5) Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa Thế giới; có văn hóa độc đáo, đa dạng.

ĐIỂM YẾU (W)

(W1) Cơ sở hạ tầng Tây Ngun cịn yếu kém. (W2) Trình độ dân trí thấp, đời sống người dân cịn khó khăn, nhận thức phát triển du lịch bền vững hạn chế.

(W3) Phát triển du lịch không đều giữa các tỉnh (W4) Hợp tác, liên kết chưa được quan tâm.

(W5) Tài Nguyên du lịch đang bị xâm hại, môi trường xuống cấp.

(W6) Thể chế thiếu và yếu, QLNN về du lịch bền vững còn nhiều hạn chế.

(W7)Vốn đầu tư phát triển du lịch còn thiếu. (W8) An ninh còn tiềm ẩn các vấn đề phức tạp. (W9) Nguồn nhân lực còn hạn chế.

CƠ HỘI (O)

(O1) Xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế mạnh và sâu sắc.

(O2)Xu thế khách du lịch thế giới, trong nước quan tâm đến sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa và cộng đồng.

(O3) Chính phủ đang xây dựng chính sách đặc thù cho phát triển vùng Tây Nguyên. (O4) Đã thiết lập quan hệ hợp tác về phát triển du lịch với Lào, Campuchia, Thái Lan và các tỉnh Miền Trung.

(O5) Các đô thị và các khu CN Miền Trung phát triển mạnh, sẽ tác động đến phát triển du lịch Tây Nguyên.

THÁCH THỨC (T)

(T1) Kinh tế thế giới chậm hồi phục, nhu cầu du lịch thế giới chưa có dấu hiệu tăng trở lại.

(T2) Khủng bố, thiên tai và dịch bệnh ở nhiều nơi trên thế giới đã hạn chế các luồng khách du lịch. (T3) Cạnh tranh du lịch ở khu vực và thế giới ngày càng gay gắt, trong khi đó khả năng cạnh tranh của du lịch Tây Ngun cịn hạn chế.

(T4) Tình hình chính trị tại biên giới ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng phát triển du lịch Tây Nguyên.

2.6.2. Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để xây dựng địnhhướng phát triển du lịch bền vững hướng phát triển du lịch bền vững

a. Sử dụng thế mạnh để nắm bắt thời cơ (SO)

- S1O1. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá hình ảnh Tây Nguyên đến các thị trường mục tiêu trong và ngoài nước để thu hút đầu tư và thu hút khách du lịch.

- S2S5O2. Tập trung đầu tư hoàn thiện các khu, điểm du lịch có tiềm năng vượt trội để đưa vào khai thác; chú ý xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch rừng, du lịch văn hóa gắn với cộng đồng dân cư và du lịch có trách nhiệm. Ưu tiên việc bảo tồn và phát huy khơng gian văn hóa Cồng chiêng Tây Ngun di sản văn hóa thế giới.

- S3S4O3. Đẩy mạnh cơng tác liên kết nội vùng Tây Nguyên để có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, trên cơ sở quy hoạch du lịch Tây Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các tỉnh Tây Ngun cần có tiếng nói chung để sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi đặc thù nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên.

- S2O4O5. Thiết lập hợp tác liên kết giữa nội vùng Tây Nguyên với các tỉnh trong Tam giác Phát triển (CLV), với các tỉnh theo hành lang Đông - Tây qua cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum) và cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai), với các khu công nghiệp Dung Quất, thành phố Đà Nẵng và kết nối với "Con đường di sản Miền Trung", "Con đường xanh Tây Nguyên" để tạo thành các tour du lịch liên vùng qua Tây Nguyên.

b. Sử dụng thế mạnh để vượt qua thách thức (ST)

- S1S2S4T3. Phát huy vị trí thuận lợi và tài nguyên du lịch Tây Nguyên, tăng cường đầu tư những sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt để tăng sức cạnh tranh trên thị trường; tranh thủ tối đa lợi thế cạnh tranh sẵn có của du lịch Lâm Đồng để thu hút khách du lịch. Mặt khác, cần cải thiện mơi trường đầu tư hết sức thơng thống để thuận lợi trong thu hút các nhà đầu tư nước ngồi.

- S5T4. Gắn kết u tố văn hóa với kinh tế và quốc phòng an ninh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, an toàn để phát triển du lịch.

c. Tận dụng cơ hội để vượt qua điểm yếu (WO)

- W1W7O1. Tranh thủ các nguồn vốn ODA, PPP, BOT, BT... để phát triển cơ sở hạ tầng Tây Nguyên.

- W2W3W9O2. Khách du lịch đến Tây Nguyên để tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong vùng, nâng cao dân trí và xóa đói giảm nghèo. Xu hướng du khách sẽ đến các nơi có điều kiện sinh thái tốt, các bản làng...sẽ kích thích phát triển du lịch ở các vùng quê, vùng đồng bào dân tộc. Giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững.

- W4O4O5. Hợp tác, liên kết sẽ được tăng cường tốt hơn.

- W6O3. Đẩy nhanh lộ trình xây dựng thể chế thống thống, cải thiện mơi trường đầu tư.

d. Tối thiểu điểm yếu để tránh mối đe dọa (WT): Có giải pháp mạnh để hạn chế đến mức thấp nhất đến việc xâm hại tài nguyên du lịch; tăng cường thể chế quản lý

phát triển du lịch bền vững; nâng cao trình độ dân trí; đào tạo nguồn nhân lực và xóa đói giảm nghèo bền vững.

CHƯƠNG 3:

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020

3.1. Bối cảnh chung ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w