Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 120 - 122)

8. Kết cấu của Luận án:

3.1.1. Bối cảnh quốc tế

Bối cảnh quốc tế trong giai đoạn 2013-2020 đang và sẽ đứng trước những sự thay đổi hết sức to lớn và sâu sắc như sau:

√. Toàn cầu hố tiếp tục gia tăng mạnh về quy mơ, trình độ, tính chất và tốc độ: Tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế gắn với nền kinh tế thế giới đang trong

giai đoạn bước sang chu kỳ phục hồi mới. Tự do hố kinh tế là trụ lực chính, theo đó, các q trình di chuyển tự do hàng hố, dịch vụ, vốn, nguồn nhân lực và kể cả các tài sản văn hoá tinh thần…sẽ tăng tốc mạnh mẽ. Chúng đẩy nhanh các quá trình liên kết - hội nhập và làm sâu sắc hơn tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế và khu vực. Thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và quốc gia đều có sự điều chỉnh một cách tồn diện và sâu sắc theo các tiến trình này.

Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế vẫn tiếp tục là xu thế chủ đạo trong giai đoạn tới. Tồn cầu hóa đang ngày càng thu hẹp phạm vi can thiệp chính sách “truyền thống” của Nhà nước; tồn cầu hóa góp phần làm tăng tính bất định với khơng ít rủi ro lớn, có thể gây bất ổn và thậm chí khủng hoảng đối với kinh tế quốc gia, khu vực và tồn cầu. Tồn cầu hóa nói chung và liên kết thương mại - đầu tư nói riêng đã và đang tạo ra những mạng sản xuất quốc tế với các chuỗi giá trị gia tăng khác nhau, trong đó, mỗi quốc gia có thể tham gia, tận dụng tạo ra giá trị gia tăng dựa trên những lợi thế so sánh và lợi thế địa - kinh tế của mình. Vì vậy, cách tiếp cận phát triển theo vị trí địa - kinh tế trong liên kết, cả trong nước cũng như với khu vực và thế giới ngày càng được chú trọng.

√. Nền kinh tế thế giới đang chuyển nhanh sang kinh tế tri thức

Dưới hiệu ứng của tồn cầu hố gia tăng và sự phát triển phi thường của các ngành khoa học công nghệ mới, lợi thế phát triển mang tính quyết định đã thuộc về tri

thức và công nghệ cao. Bước chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức đang đưa đến cho thế giới 3 tiếp cận phát triển mới:

i) Lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của giai đoạn tới thuộc về những ngành dựa trên tri thức và công nghệ cao;

ii) Nguồn lực phát triển quan trọng nhất là trí tuệ con người phải trở thành sự lựa chọn ưu tiên trong chiến lược phát triển của mọi nước;

iii) Trong hệ thống phân công lao động quốc tế mới, “mạng sản xuất và chuỗi giá trị tồn cầu” trở thành khn khổ phát triển mới để mọi nước tìm kiếm khả năng tham gia phát triển một cách hiệu quả nhất theo lợi thế đặc thù nhằm tận dụng được các cơ hội của q trình tồn cầu hố và hội nhập quốc tế.

√. Du lịch thế giới đang có điều kiện phát triển mạnh mẽ

Du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển nhanh và trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2011 trên thế giới có khoảng 983 triệu người đi du lịch, thu nhập từ du lịch đạt trên 1.030 tỷ USD. Du lịch là ngành kinh tế tạo nhiều việc làm cho người lao động và hiện đang thu hút xấp xỉ 300 triệu lao động, chiếm khoảng 11,6% lực lượng lao động trên thế giới, như vậy nếu tính trung bình cứ 8 lao động thì có 1 người làm vụ du lịch.

Dòng khách du lịch trên thế giới đang có xu hướng thay đổi cơ bản do nền chính trị ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới có nhiều biến động; chiến tranh, khủng bố đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới..., ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch tồn cầu. Trong bối cảnh đó, dịng khách du lịch thế giới đang hướng tới những khu vực có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển; đặc biệt là dòng khách du lịch thế giới đang có xu thế chuyển dần sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đơng Nam Á, những nơi có nền kinh tế phát triển năng động và nền chính trị hịa bình ổn định, mà trong đó Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện.

Hoạt động du lịch có xu hướng chuyển dịch nhanh sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ 21. Du lịch các nước Đơng Nam Á (ASEAN) giữ vị trí quan trọng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2011 các nước ASEAN chiếm 35,6% lượng khách du lịch quốc tế và 28,3% thu nhập du lịch tồn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2011, các nước ASEAN đón 77,2 triệu khách du lịch quốc tế (chiếm 7,8% toàn cầu). Theo dự báo của UNWTO, năm 2020 lượng khách quốc tế đến ASEAN là 125 triệu (Thái Lan 37 triệu, Indonesia 27 triệu, Malaysia 25 triệu…), với

mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2020 là 6%/năm (so với 1 - 2% giai đoạn 1998 - 2000). Hiệp hội Du lịch các nước ASEAN (ASEANTA) không ngừng nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Song song với sự ra đời của ASEANTA là sự ra đời của các chính sách về hợp tác trong phát triển du lịch giữa các nước thành viên. Đây là một lợi thế quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến khu vực.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w