Phát triển nguồn nhân lực hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 95 - 97)

8. Kết cấu của Luận án:

2.3. Thực trạng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

2.3.3.2. Phát triển nguồn nhân lực hoạt động du lịch

Cùng với sự phát triển chung của ngành, lực lượng lao động trong ngành du lịch cũng không ngừng tăng lên. Năm 2011, vùng Tây Nguyên đã thu hút được 13.305 lao động, tăng trung bình 9,3%/năm. Ngồi số lao động trực tiếp, hoạt động du lịch còn tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, góp phần tích cực vào nỗ lực xóa đói, giảm nghèo ở nhiều địa phương cịn nhiều khó khăn ở khu vực này.

Chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở các tỉnh vùng Tây Nguyên được đào tạo theo nhiều chuyên ngành khác nhau, nhiều cấp bậc khác nhau. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học cịn chiếm tỷ lệ thấp, nhưng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, trong khi đó số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn và đang có xu hướng giảm dần, điều đó cho thấy chất lượng của nguồn nhân lực du lịch trong vùng đang dần được tăng lên. Nếu như, năm 2005 số lao động có trình độ đào tạo cấp đại học và trên đại học của toàn vùng mới chiếm 8,7% trong tổng số, thì năm 2011 đã tăng lên 15,8%; số lao động có trình độ đào tạo cao đẳng và trung cấp năm 2011 tăng 9,4% so với năm 2005; tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nghiệp vụ du lịch còn cao chiếm khoảng 58,1% năm 2005 và giảm xuống 41,3% năm 2011 [17].

Bảng 2.14. Lao động du lịch các tỉnh vùng Tây Nguyên (2005 - 2011)

Đơn vị: Người TT Tên tỉnh 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1 Kon Tum 685 755 840 862 896 1.215 1.297 2 Gia Lai 567 623 750 760 765 831 882 3 Đắk Lắc 920 1.100 1.200 1.500 1.738 1.968 2.000 4 Đắk Nông 70 150 223 291 320 500 626 5 Lâm Đồng 5.000 5.800 6.000 7.000 7.500 8.000 8.500 Tổng số 7.242 8.428 9.013 10.413 11.219 12.514 13.305

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh trong vùng

b. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch

Từ năm 2003 đến nay, ngành Du lịch các tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức được nhiều khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ quản lý, lễ tân, phục vụ buồng, bàn, bar… cho hàng ngàn học viên là cán bộ, lao động trong ngành; tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lái xe. Ngồi ra, các tỉnh cịn tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm ở một số nước như Mỹ, New Zeland, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan... Bên cạnh đó, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cịn phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngồi vùng tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý khách sạn - nhà hàng, nghiệp vụ lễ tân, các lớp ngoại ngữ chuyên

ngành du lịch và đặc biệt là tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ vận chuyển khách du lịch đến từ các công ty lữ hành vận chuyển du lịch.

Các tỉnh cịn tham gia các chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch của Tổng cục Du lịch do dự án EU hỗ trợ như: khóa tập huấn về bảo vệ mơi trường du lịch, tập huấn về quy hoạch du lịch, tham dự các hội thảo về nguồn nhân lực du lịch và cử cán bộ, nhân viên trong ngành tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong và ngồi nước [17].

Từ số liệu phân tích trên, nguồn nhân lực phục vụ du lịch Tây Nguyên tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng; các cấp chính quyền địa phương đã quan tâm đến công tác đào tạo nghề du lịch. Tuy nhiên, chất lượng lao động còn thấp, lao động chưa qua đào tạo chiếm khá cao trên 41,3% năm 2011; công tác tập huấn, đào tạo nghề cho nhân dân để phát triển du lịch cộng đồng chưa được quan tâm.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w