Giải pháp hợp tác, liên kết phát triển du lịch bền vững Tây nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 144 - 147)

8. Kết cấu của Luận án:

3.4. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

3.4.5. Giải pháp hợp tác, liên kết phát triển du lịch bền vững Tây nguyên

Như đã phân tích tại phần II, phát triển du lịch Tây Nguyên chưa thật sự bền vững. Một trong những nguyên nhân hết sức quan trọng là các tỉnh Tây Nguyên chưa

làm tốt công tác liên kết phát triển du lịch. Do đó, nhóm giải pháp liên kết được xem là nhóm giải pháp đột phá trong phát triển du lịch bền vững Tây nguyên:

√. Tạo mối liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng, và giữa vùng Tây Nguyên với các vùng khác trong xây dựng sản phẩm để vừa đa dạng hóa sản phẩm trong vùng, giữa các vùng; vừa tránh sự trùng lặp giữa các địa phương trong khu vực, tạo sức hút đối với du khách, tránh sự riêng lẻ cục bộ như hiện nay.

√. Tranh thủ nguồn khách từ các vùng lân cận và các đầu mối gửi khách lớn như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng để khai thác các tuyến du lịch liên vùng. Các tỉnh trong khu vực cần tổ chức các chuyến khảo sát nhằm giới thiệu sản phẩm du lịch tới các hãng lữ hành, tranh thủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong ngành về sản phẩm du lịch, vừa góp phần quảng bá sản phẩm du lịch của khu vực đến các công ty lữ hành. Đầu tư các tuyến du lịch trọng điểm như: "Con đường di sản miền Trung", "Con đường xanh Tây Nguyên", "Con đường huyền thoại - đường mịn Hồ Chí Minh", "Du lịch hành lang Đơng - Tây"... Đây là những tuyến du lịch giúp phát huy tài nguyên du lịch của các tỉnh Tây Nguyên.

√. Liên kết các doanh nghiệp với nhau, sẽ làm gia tăng năng suất của các doanh nghiệp, tạo ra sự tiếp cận tốt hơn các sản phẩm đầu vào và lao động; thông tin về thị trường và công nghệ; thúc đẩy sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp; các doanh nghiệp mau chóng nắm bắt được nhu cầu mới của khách hàng, các khả năng cơng nghệ và hoạt động mới; tìm kiếm được các máy móc, dịch vụ và sản phẩm đầu vào mới; đối mặt với áp lực cạnh tranh hồn hảo, địi hỏi họ phải ln đổi mới; liên kết với các doanh nghiệp sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh.

Các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau (các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm du lịch, doanh nghiệp thương mại bán sản phẩm dịch vụ du lịch, doanh nghiệp du lịch...). Các doanh nghiệp liên kết, tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch đối với sự phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch; liên kết trong giới thiệu các sản phẩm du lịch của doanh nghiệp thông qua hội chợ, triển lãm, intemet và các ấn phẩm, đầu tư nghiên cứu triển khai và hệ thống thơng tin; khuyến khích sự liên kết giữa doanh nghiệp có liên quan như: du lịch, giao thơng... Liên kết, hợp tác trong xây dựng một chương trình quảng bá xúc tiến, xây dựng thương hiệu để giới thiệu hình ảnh du lịch chung cho các khu du lịch quốc gia vùng Tây Nguyên như một điểm đến hấp dẫn.

√. Liên kết hình thành các tour theo tuyến "Con đường xanh Tây Nguyên", "Con đường di sản miền Trung", "Con đường huyền thoại". Trong tổng thể du lịch Tây Nguyên không thể tách rời với sự phát triển của du lịch vùng Duyên hải Miên Trung. Việc đẩy mạnh mối liên kết vùng và hợp tác hướng ra biển, là cơ hội để du lịch Tây Nguyên.

Du lịch Tây Nguyên liên kết với vùng Đông Nam Bộ để tạo sự đồng bộ, đa dạng sản phẩm và tạo nên một sản phẩm đặc trưng trong phát triển du lịch. Liên kết hình thành tour du lịch theo hành lang kinh tế Đông - Tây, tour du lịch khu vực "Tam giác Phát triển"...

√. Du lịch CARAVAN là loại hình du lịch tổng hợp của nhiều yếu tố: phương thức vận chuyển, cơ sở lưu trú, điểm tham quan, thủ tục cửa khẩu,... chính vì vậy, để việc khai thác và phát triển du lịch CARAVAN thuận lợi, có hiệu quả thì cần phải chú trọng tìm hiểu, đẩy mạnh việc xây dựng các mơ hình liên kết nhằm tạo tiền đề phát triển cho du lịch CARAVAN. Để làm tốt du lich Caravan, cần xúc tiến các nội dung sau:

- Liên kết giữa các Công ty lữ hành trong hoạt động khai thác nhằm tạo sự ổn định của hệ thống dịch vụ, mức giá cạnh tranh với các điểm đến khác, liên tục có sự phối hợp trong việc tạo sản phẩm chung cũng như việc nghiên cứu đổi mới sản phẩm. Hướng đến việc tạo ra các nhóm cơng ty liên kết để tổ chức khai thác khách một cách chuyên nghiệp, tạo sức mạnh chung trong hoạt động khai thác như: Liên kết trong thiết kế sản phẩm; liên kết trong khai thác khách; liên kết trong xúc tiến, quảng bá.

- Liên kết trong hệ thống dịch vụ phục vụ, các tài nguyên du lịch để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, có sức hấp dẫn cao, khơng trùng lặp, khai thác được hết thế mạnh riêng có của từng địa phương trong việc tổ chức phục vụ du khách và giới thiệu các giá trị di sản của mình đến với khách hàng. Mục đích của mơ hình liên kết này nhằm tổ chức thực hiện phục vụ tốt nhất nguồn khách của chương trình và hình thành nên các liên minh khách sạn, nhà hàng, xe vận chuyển, hướng dẫn.... chuyên phục vụ khách cho chương trình CARAVAN. Việc hình thành các liên kết làm cho sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, giá cạnh tranh hơn, công tác tổ chức điều hành, quản lý khách trở nên chuyên nghiệp và dễ dàng hơn; các đơn vị cung ứng dịch vụ cũng sẽ chủ động hơn trong việc bố trí đón tiếp phục vụ khách.

Phối hợp đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơng ty lữ hành cả trong và ngồi nước, đảm bảo môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi khách du lịch, giúp ngành du lịch phát triển bền vững.

3.4.6. Chủ động và tích cực hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 144 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w