Vùng lãnh thổ, vùng kinh tế và vùng du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 44 - 45)

8. Kết cấu của Luận án:

1.3. Phát triển du lịch bền vững

1.3.4.1. Vùng lãnh thổ, vùng kinh tế và vùng du lịch

Vùng lãnh thổ là một phần bề mặt trái đất, chiếm một khoảng khơng gian nhất

định, có phạm vi, giới tuyến nhất định, có hình thức kết cấu nhất định. Vùng là một thực tại khách quan - con người có thể nhận thức được thơng qua các sắc thái đặc thù phân biệt với vùng xung quanh. Các thành phần cấu tạo nên vùng hoạt động như một hệ thống, giữa chúng có quan hệ chặt chẽ nhằm bảo đảm sự tồn tại phát triển của vùng. Nếu phân vùng lãnh thổ, Việt Nam trước đây có 8 vùng lớn, đó là: (1) Đơng Bắc Bộ, (2)Tây Bắc Bộ, (3) Vùng đồng bằng Sông Hồng, (4) Vùng Bắc Trung Bộ, (5) Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, (6) Vùng Tây Nguyên, (7)Vùng Đông Nam Bộ, (8) Vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long.

Ngồi 4 thuộc tính tạo vùng lãnh thổ, vùng kinh tế nhấn mạnh đến chức năng kinh tế - xã hội của vùng. Tiền đề tạo vùng là sự phân công lao động theo lãnh thổ căn cứ vào lợi thế phát triển của từng vùng. Cấu thành ngành nghề của vùng kinh tế gồm: Các ngành chun mơn hố gắn với sắc thái đặc trưng của địa phương, ngành hỗ trợ, kết cấu hạ tầng, các ngành phục vụ đời sống của dân cư tại chỗ...

Kết cấu không gian, lãnh thổ: gồm 2 phần, phần lõi hay hạt nhân trung tâm và phần vỏ hay ngoại vi của vùng. Hai phần này quan hệ chặt chẽ với nhau, sức hút của yếu tố hạt nhân đến đâu thì ranh giới của vùng đến đó.

Theo Quyết định 201/QĐ-TTg, ngày 22/01/2013 của Thủ Tướng Chính phủ thì Việt Nam có 7 vùng du lịch, gắn với tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của vùng, đó là:

(1). Vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ gồm 14 tỉnh, thành phố: Hịa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang.

(2). Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc gồm 11 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phịng và Quảng Ninh.

(3). Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

(4). Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố: Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

(5). Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

(6). Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh.

(7). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố: Thành phố Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w