An ninh, chính trị ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 89 - 90)

8. Kết cấu của Luận án:

2.3. Thực trạng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

2.3.2.3. An ninh, chính trị ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch bền vững

Nguyên.

Tây Nguyên giáp với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, với chiều dài đường biên giới đất liền 142 Km, giáp biên giới CamPuChia 498 Km. Tây Nguyên được xem là nơi có tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định chính trị chủ yếu do sự can thiệp của các thế lực phản động bên ngoài xúi giục gây rối bên trong. Sự kiện gây rối Tây Nguyên năm 2001 và 2004 đã thể hiện điều đó. Tổ chức FULRO lưu vong phát triển "Tin lành Đêga" móc nối chỉ đạo vào bên trong kích động, lừa gạt và lơi kéo nhiều người DTTS kéo đến các trụ sở chính quyền ở các huyện lỵ, thị xã biểu tình, ném đá và dùng hung khí chống lại những người thi hành cơng vụ. Chính quyền các cấp đã kiên trì vận động thuyết phục, đồng thời vạch trần âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch ở bên ngồi, nhờ đó dã nhanh chóng ổn định lại trật tự, khơi phục cuộc sống bình thường ở Tây Nguyên.

Bên trong, hoạt động của một số loại tà đạo, đạo lạ diễn biến phức tạp như tà đạo "Hà Mòn" là tổ chức Fulro biến tướng để chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam, đã lan rộng trên địa bàn 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, ĐăkLăk, với hàng ngàn người tham gia; trong năm 2013 đã bắt giữ và đưa ra xét xử 8 người cầm đầu, đến nay đã giảm hơn so với trước đây nhưng vẫn cịn dấu hiệu phục hồi.

Mặt khác, trong q trình phát triển, cũng xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa một số nhóm xã hội. An ninh nơng thơn cịn diễn biến phức tạp, đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, đền bù, giải tỏa các dự án; đòi đất, chiếm đất và tranh chấp về khống sản phẩm ở một số Cơng ty cà phê, cao su. Việc phá rừng, chặt trộm gỗ quý, săn bắn động vật hoang dã thường xuyên diễn ra; tình trạng di dân tự do vào các tỉnh Tây Nguyên ngày càng nhiều, đã gây khó khăn rất lớn đến cơng tác quản lý xã hội cho các tỉnh Tây Nguyên.

Tình trạng người DTTS Tây nguyên vượt biên sang Campuchia vẫn còn xảy ra; công tác buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán trái phép chất ma tuy và tội phạm xuyên quốc gia đã diễn ra trên địa bàn biên giới.

Trong những năm vừa qua Ban chỉ đạo Tây Nguyên và lãnh đạo các tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó. Cơng tác đối ngoại, nắm tình hình, quản lý biên giới được tăng cường; công tác phân giới cắm mốc tuyến biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia được thực hiện khẩn trương. Do đó tình hình an ninh, chính trị trong thời

gian qua trên địa bàn Tây Nguyên cơ bản ổn định, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội trên địa bàn Tây Nguyên phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w