Thu nhập du lịch Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 76 - 78)

8. Kết cấu của Luận án:

2.3. Thực trạng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

2.3.1.2. Thu nhập du lịch Tây Nguyên

Tổng thu nhập du lịch của các tỉnh Vùng Tây Nguyên thời gian gần đây được tăng lên rõ rệt. Năm 2000 tổng thu nhập đạt được 278,83 tỷ đồng thì đến năm 2005 đã đạt 1.554 tỷ; năm 2010 thu được 4.033 tỷ đồng và đến năm cuối 2012 mức thu tăng lên 5.321 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân về thu nhập du lịch thời kỳ 2005 - 2012 đạt 21%/năm.

So sánh với cả nước, tổng thu nhập du lịch vùng Tây Nguyên trong thời gian qua vẫn chiếm một tỷ lệ thấp (trung bình khoảng 4,3% tổng thu du lịch cả nước). Tuy nhiên, Tây Nguyên lại có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các vùng khác trong cả nước (21%/năm). Điều này cho thấy sức hấp dẫn cũng như triển vọng phát triển du lịch của vùng Tây Nguyên.

Lâm Đồng, Đắk Lắk là 2 địa phương dẫn đầu khu vực về tổng thu nhập du lịch. Điều này phản ánh đúng thực trạng phát triển khi mà lượng khách du lịch đến các địa phương này liên tục tăng đều trong những năm qua. Tuy nhiên, đáng chú ý là Đắk Nông và Kon Tum mặc dù tổng thu nhập du lịch khơng cao, nhưng có tốc độ tăng trưởng tương đối cao (32%/năm và 33%/năm) trong những năm trở lại đây.

Về GDP du lịch: Năm 2000 đạt 30,8 triệu USD, chiếm 3,3% trong tổng GDP

toàn vùng; đến năm 2005 tăng lên 67,6 triệu USD, chiếm 5,8% trong cơ cấu kinh tế toàn vùng. Tốc độ tăng trưởng trung bình thời kỳ 2001-2005 đạt 17%/năm. Đến năm

2010, GDP du lịch vùng đạt 140,5 triệu USD, chiếm 6,8% trong cơ cấu kinh tế toàn vùng; tốc độ tăng trung bình thời kỳ 2006 - 2010 là 15,8%/năm [17].

Bảng 2.8. Tổng thu nhập du lịch Tây Nguyên, giai đoạn 2005 - 2012

Đơn vị: Tỷ đồng(giá cố định 1994) Tên tỉnh 2005 2006 2007 2008 009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng BQ (%) Kon Tum 12,30 16,84 21,50 26,89 52,70 56,50 71,50 79,20 33,0 Gia Lai 43,40 59,18 78,32 93,93 114,17 135,00 150,03 164,30 21,3 Đắk Lắk 90,70 102,13 125,17 152,45 165,00 200,00 235,00 264,40 16,6 Đắk Nông 3,00 4,50 7,60 12,00 12,50 15,00 17,00 18,80 32 Lâm Đồng 1.405,00 1.663,00 3.000,00 3.220,00 3.400,00 3.600,00 4.400,00 4.796,00 21,2 Tổng số 1.554,40 1.845,65 3.232,59 3.505,27 3.744,37 4.033,50 4.873,53 5.321,90 21

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh trong Vùng.

Để thấy rõ sự tăng trưởng thu nhập từ du lịch, ta xem biểu đồ sau:

Hình 05: Tăng trưởng thu nhập du lịch, giai đoạn 2000 - 2012

Về cơ cấu tổng thu nhập du lịch: Tỷ lệ thu nhập từ các dịch vụ lữ hành - vận

chuyển và vui chơi giải trí tăng nhanh (dịch vụ lữ hành - vận chuyển tăng từ 1,75% năm 2005 lên 6,85% năm 2012; từ dịch vụ vui chơi giải trí tăng từ 3,5% năm 2005 lên 9,77% năm 2012). Trong khi đó dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm tỷ lệ ngày càng giảm (cho thuê phòng từ 45,27% năm 2005, xuống còn 40,15% năm 2012; ăn uống bán hàng từ 35,21% năm 2005, xuống còn 30,53% năm 2012). Tuy nhiên, cơ cấu thu nhập từ các dịch vụ du lịch ở Tây Nguyên không đều, chủ yếu từ dịch vụ cho thuê phịng và ăn uống, trong khi đó dịch vụ lữ hành và vui chơi giải trí cịn q thấp. Điều

này có thể khẳng định sự phát triển các dịch vụ du lịch ở Tây Nguyên thiếu đồng bộ và mất cân đối.

Bảng 2.9. Cơ cấu tổng thu nhập từ du lịch vùng Tây Nguyên (2005 - 2012)

Đơn vị: Tỷ đồng Tổng thu từ du lịch 2005 2010 2012 Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng cộng 1.554,40 100,00 4.033,50 100,00 4.873,53 100,00 Lữ hành - vận chuyển 27,20 1,75 141,17 3,50 333,84 6,85 Cho thuê phòng 703,68 45,27 1,775,14 44,01 1,956,72 40,15 Vui chơi giải trí 54,40 3,50 302,51 7,50 476,14 9,77 Ăn uống - bán hàng 547,30 35,21 1,284,27 31,84 1,487,89 30,53 Dịch vụ khác 221,81 14,27 530,41 13,15 618,94 12,70

Nguồn: Quy hoạch Tổng thể phát triển du lich Tây Nguyên đến năm 2020

Hình 06: Cơ cấu thu nhập du lịch, giai đoạn 2005 - 2012

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w