C. M của anh
1636 Ăng-ghen gửi mác, 21 tháng tư 1870 Mác gửi Ăng-ghen, 28 tháng tư 1870
phải trì hỗn ra quyết định của mình khi mà sự việc chưa ngã ngũ bằng cách này hay cách khác. Chắc là các phần tử Ba-cu-nin sẽ không cho phép tiến hành cuộc trưng cầu dân ý như thế, bởi vì có khả năng là trong điều lệ468 của hội liên hiệp của họ không quy định cái gì tương tự, như vậy họ sẽ tự vạch mặt mình khi để lộ ra ý định là vì chủ nghĩa hình thức rỗng tuếch mà hy sinh sự thống nhất của quốc tế và cùng với nó là bản thân quốc tế. Và đó là lý do đầy đủ để can thiệp. Nếu khơng như thế thì, lần này những người ở Giơ-ne-vơ phải ra sức giành được đa số trong cuộc trưng cầu dân ý này. Trước đó thì nhiều nhất Tổng Hội đồng cũng chỉ có thể đình chỉ hoạt động của hai uỷ ban trung ương và thay thế các uỷ ban ấy bằng một uỷ ban trung ương lâm thời trung lập (Bếch- cơ v.v.).
Thực ra sự việc đã rõ ràng: đối với Đồng minh, cho dù nó được Tổng Hội đồng dung thứ, cũng khơng cịn có chỗ trong nội bộ tổ chức địa phương như vùng ngơn ngữ Rơ-manh ở Thuỵ Sĩ, vì nó muốn có trao đổi thư tín với mọi nước và có phần chi bộ của mình ở đó, nó buộc phải hoặc là rút ra khỏi tổ chức địa phương hoặc từ bỏ tính chất quốc tế của mình. Trong khi đó nếu sự việc ở Thuỵ Sĩ phát triển thêm nữa thì xem ra tình hình sẽ dẫn tới chỗ là Đồng minh hoặc hoàn toàn rút khỏi quốc tế hoặc bị khai trừ khỏi quốc tế. Song, tốt hơn cần phải gợi ý với các ngài ở Giơ- ne-vơ rằng nếu như bản thân họ khơng tự giúp mình thì khơng ai có thể giúp họ được. Nếu Ba-cu-nin lơi kéo được về phía mình đa số công nhân vùng ngôn ngữ Rơ-manh ở Thuỵ Sĩ thì bấy giờ Tổng Hội đồng có thể làm gì? Chỗ yếu duy nhất của họ có thể tóm lấy là tuyệt đối khước từ mọi thứ chính trị, nhưng cách đó rất khơng đáng tin cậy.
Các ngài ở Giơ-ne-vơ cũng có thể găm lại cho mình vị thượng
đế của mình469.
Ph. Ă. của anh
Cơng bố lần đầu trong cuốn sách: “Der Briefwechsel zwischen F. Engels und K. Marx”. Bd. IV, Stuttgart, 1913
In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức
275
Mác gửi Ăng-ghen ở Man-se-xtơ ở Man-se-xtơ
[Luân Đôn], 28 tháng Tư 1870
Phrết thân mến!
Hôm qua tôi lại đến nhà Sáp-pơ. Tôi lo rằng tình hình sắp kết thúc. Bản thân anh ta nói về cái chết như việc đã được định đoạt, thậm chí kể với tơi rằng đã bảo bà vợ chôn cất anh ta vào chủ nhật tới. Anh ta bị lao phổi. Sáp-pơ đã nói năng và tỏ thái độ thật sự tuyệt vời. Khi vợ và con trai lớn ở trong phòng, anh ta nói chuyện (vất vả lắm mới nói được) bằng tiếng Pháp. “Je ferai bientôt la dernière grimace”1
. Anh ta cười ông già --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------