Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo hàm lượng công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 71 - 73)

522 Trang thiết bị vận tải phi công nghiệp khác 61 Hàng tiêu dùng lâu bền, không phân loạ

3.1.3. Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo hàm lượng công nghệ

Trong thương mại quốc tế, mỗi nước không chỉ cố gắng gia tăng giá trị tuyệt đối của kim ngạch xuất khẩu hàng năm mà quan trọng hơn là gia tăng hàm lượng khoa học cơng nghệ trong q trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ,

qua đó nâng cao giá trị tăng thêm cho sản phẩm xuất khẩu. Nghiên cứu của Pavitt (1984) [92] được coi là một trong những nghiên cứu đáng chú ý đầu tiên về chủ đề này, theo đó tác giả phân loại hàng xuất khẩu thành các nhóm hàng chế tạo dựa trên thâm dụng tài nguyên, thâm dụng lao động, quy mô lớn và khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, hạn chế của cách phân loại này là nó chưa làm nổi bật những khác biệt cũng như cịn có sự lặp lại giữa các nhóm hàng.

Bảng 3.2: Hàng hóa xuất khẩu phân theo hàm lượng cơng nghệ

Nhóm hàng Số lượng

nhóm hàng Ví dụ

Hàng hóa sơ cấp 48 Hoa quả tươi, thịt, trà, cà phê chưa qua chế biến

Hàng công nghiệp dựa vào tài nguyên

Sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp

đã qua chế biến 35

Thịt, đồ uống đã qua chế biến, các sản phẩm gỗ

Sản phẩm khai khoáng đã qua chế biến 27 Quặng, dầu, cao su đã qua sơ chế

Hàng công nghiệp công nghệ thấp

Dệt may và các sản phẩm thời trang 20 Vải, quần áo, giày dép

Hàng công nghiệp công nghệ thấp khác 24 Nhựa, giấy, tấm thép

Hàng cơng nghiệp cơng nghệ trung bình

Máy móc vận tải 5 Phương tiện vận tải và linh phụ kiện đi kèm

Sản phẩm gia công 22 Sợi tổng hợp, hóa chất và sơn

Sản phẩm cơ khí 31 Máy móc nói chung, động cơ mơ tơ, máy móc cơng nghiệp

Hàng công nghiệp công nghệ cao

Sản phẩm điện, điện tử 11 Phương tiện liên lạc, thiết bị lưu trữ dữ liệu

Sản phẩm công nghệ cao khác 7 Dược phẩm, dụng cụ quang học, dụng cụ đo lường

Hàng không phân loại khác 10

Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên nghiên cứu của Lall (2000).

Luận án sử dụng phương pháp phân loại hàng hóa theo hàm lượng cơng nghệ của Lall (2000) [79] để phân tích chi tiết sự biến đổi về hàm lượng công nghệ biểu lộ trong thương mại Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016. Theo đó, hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục SITC cấp độ 3 chữ số được phân loại thành các nhóm sau: (1) Hàng hóa sơ cấp; (2) Hàng công nghiệp

dựa vào tài nguyên; (3) Hàng công nghiệp công nghệ thấp; (4) Hàng cơng nghiệp cơng nghệ trung bình; (5) Hàng cơng nghiệp công nghệ cao; và (6) Hàng khơng phân loại. Trong đó, ngoại trừ nhóm hàng hóa sơ cấp và hàng hóa khơng phân loại, các nhóm hàng cịn lại tiếp tục được chia nhỏ thành các ngành hàng như minh họa ở Bảng 3.2.

Việc phân chia như trên dựa vào mức độ thâm dụng vốn, lao động và công nghệ. Cụ thể, các sản phẩm dựa vào tài nguyên thường là các sản phẩm thâm dụng lao động giản đơn, trong khi các sản phẩm công nghệ thấp có xu hướng sử dụng cơng nghệ ổn định, phổ biến và các kỹ năng lao động đơn giản. Các sản phẩm công nghệ trung bình sử dụng cơng nghệ phức tạp, với yêu cầu mức độ tương đối về các hoạt động R&D và kỹ năng lao động tiên tiến. Các sản phẩm công nghệ cao yêu cầu các công nghệ tiên tiến, biến đổi nhanh, lao động kỹ năng cao và mức độ lớn các hoạt động R&D.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)