Lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô (lý thuyết thương mại mới)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 55 - 56)

7. Cấu trúc của luận án

2.2.3. Lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô (lý thuyết thương mại mới)

Lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mơ hay cịn gọi là lý thuyết ‘thương mại mới’ hoặc lý thuyết ‘lợi thế so sánh động’ bắt đầu được chú ý từ nửa cuối những năm 1970, với các nghiên cứu tiêu biểu của Grubel và Lloyd (1975) [64], Krugman (1979, 1981) [75], [76]. Lý thuyết này cho rằng, thực tế tồn tại nhiều trường hợp năng suất tăng dần ở một số ngành kinh tế khi quy mô sản xuất được mở rộng, đồng thời thương mại có thể làm gia tăng mức độ đa dạng của các hàng hóa được cung cấp tới người tiêu dùng và giảm bớt chi phí trung bình trên mỗi sản phẩm. Nói cách khác, thương mại cho phép một quốc gia chun mơn hóa vào sản xuất những sản phẩm nhất định (chủng loại hàng hóa hẹp hơn) để đạt được lợi ích kinh tế nhờ quy mơ và giảm chi phí sản xuất, đồng thời nhập khẩu những sản phẩm trong nước không sản xuất hoặc sản xuất không hiệu quả từ các quốc gia vốn cũng chun mơn hóa vào sản xuất những sản phẩm tương tự (có sự khác biệt khơng lớn). Kết quả là, người tiêu dùng có nhiều sản phẩm để chọn lựa hơn. Tính lợi thế kinh tế theo quy mơ và mức độ đa dạng hóa của sản phẩm là những yếu tố quan trọng giải thích thương mại nội ngành giữa các quốc gia, ngay cả khi những nước này không khác biệt nhiều về các nguồn lực sản xuất.

Ngoài ra, trong những ngành sản xuất mà đầu ra đòi hỏi phải được sản xuất bởi các ngành kinh tế có quy mơ lớn thì thị trường thế giới chỉ có thể hỗ trợ và tạo điều kiện cho một số ít cơng ty tham gia vào, như trường hợp của hãng sản xuất máy bay Boeing của Hoa Kỳ. Việc tham gia của các công ty khác

vào những ngành như vậy là rất khó khăn, một phần vì những rào cản gia nhập ngành đặt ra bởi những hãng đi trước, phần khác vì nếu có tham gia thì khó đạt được lợi nhuận do quy mô sản xuất hạn chế [108]. Như vậy, lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mơ có thể giúp giải thích cấu trúc thương mại hàng hóa của mỗi quốc gia, dựa trên xem yếu tố lợi thế kinh tế theo quy mô, sự khác biệt của sản phẩm và đặc trưng riêng của các ngành sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 55 - 56)