Nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 25 - 26)

6.1. Ý nghĩa lý luận

(i) Luận án góp phần bổ sung, phát triển và hồn thiện khung phân tích chung về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương, trong đó bao gồm cơ sở lý thuyết, các nhân tố tác động và các tiêu chí, cơ sở đánh giá hiệu quả cơ cấu thương mại hàng hóa song phương, và phương pháp nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa song phương.

(ii) Các kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm các bằng chứng về sự dịch chuyển, các yếu tố tác động đến sự chuyển trong quan hệ, cơ cấu thương mại giữa một quốc gia đang phát triển (Việt Nam) với một quốc gia phát triển (Hàn Quốc). Từ đó luận án củng cố thêm nhận định: trong quan hệ thương mại với các nền kinh tế phát triển, các quốc gia đang phát triển có khả năng cải thiện, dịch chuyển cấu trúc thương mại hàng hóa của mình nếu thực hiện hợp lý các cải cách kinh tế, tận dụng hiệu quả các lợi thế từ bên trong, khu vực và quốc tế mang lại.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

(i) Những phân tích về thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa song phương Việt – Hàn giai đoạn 2001 - 2016 của luận án là kênh tham khảo hữu ích giúp các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp có quan hệ trao đổi bn bán, đầu tư với Hàn Quốc nhận diện rõ hơn đặc trưng cơ bản trong quan hệ, cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc.

(ii) Tương tự, các định hướng và khuyến nghị từ luận án là nguồn tham khảo hữu ích, góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách Việt Nam xây

dựng các chiến lược, biện pháp phù hợp để cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc; giúp các doanh nghiệp có quan hệ bn bán, đầu tư với Hàn Quốc đưa ra các kế hoạch, chiến lược đầu tư, sản xuất và kinh doanh hợp lý với thị trường Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 25 - 26)