Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ưu tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 156 - 157)

897 Vàng, bạc, trang sức và các vật

5.3.4. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ưu tiên

Cơng nghiệp phụ trợ đóng vai trị thiết yếu đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp, đến khả năng tạo ra hàng hóa có sức cạnh tranh, giá trị tăng thêm lớn của Việt Nam trên thị trường nội địa và quốc tế. Phát triển công nghiệp phụ trợ còn giúp Việt Nam giảm thiểu việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, hàng hóa trung gian từ thị trường Trung Quốc, các quốc gia ASEAN hay chính Hàn Quốc, qua đó nâng cao tính tự chủ của khu vực doanh nghiệp nội địa, của tổng thể nền kinh tế.

Thời gian qua, ngày càng có nhiều cụm cơng nghiệp phụ trợ được hình thành và phát triển cũng như số lượng các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam tham gia cung ứng linh phụ kiện, sản phẩm trung gian cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đang được cải thiện. Tuy nhiên, quy mô và giá trị vẫn rất hạn chế. Vì thế, Việt Nam cần ưu tiên đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhất là với các mặt hàng đang và sẽ có lợi thế sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc như dệt may, sản phẩm điện tử, phương tiện vận tải và phụ tùng, qua đó gia tăng doanh thu xuất khẩu và quan trọng hơn cải thiện hàm lượng giá trị gia tăng nội địa của các doanh nghiệp Việt Nam.

Việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên có thể thực hiện thông qua xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ về tài chính đối với các hoạt động R&D, các hoạt động khởi nghiệp của doanh nghiệp, đặc biệt SMEs, hay thông qua hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, trong bối cảnh nguồn lực trong nước còn hạn chế, Việt Nam cần có chính sách thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc và những quốc gia có kinh nghiệm phát triển công nghiệp phụ trợ khác như Nhật Bản, Malaysia hay Thái Lan đầu tư và hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nội địa. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để thu hút doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào ngành cơng nghiệp hỗ trợ bởi trong chính sách Hướng nam của mình, Hàn Quốc sẽ tiếp tục coi Việt Nam là cánh cửa để mở rộng hoạt động thương mại và đầu tư sang thị trường các nước khác trong và ngồi khu vực Đơng Nam Á.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 156 - 157)