Các cơng trình nghiên cứu chun sâu về thương mại Việt Hàn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 34 - 41)

7. Cấu trúc của luận án

1.3. Các cơng trình nghiên cứu chun sâu về thương mại Việt Hàn

1.3.1. Các nghiên cứu ở trong nước

Các nghiên cứu “Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc” của Nguyễn Hồng Nhung và Chu Thắng Trung (2005); “Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới (2005), “20 năm quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: Một số thành tựu nổi bật và triển vọng” của Trần Quang Minh (2012), đã phân tích những tiến triển mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Các tác giả lập luận, mức nhập siêu lớn của Việt Nam từ Hàn Quốc là do dòng vốn FDI đi vào tạo nên, có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nước nhận đầu tư, bởi lẽ đi kèm với nó khơng chỉ là dịng vốn vào mà cịn bao gồm cơng nghệ, kỹ năng quản lý và cuối cùng là làm đa dạng danh mục hàng hóa xuất khẩu. Các nghiên cứu khuyến nghị cần có những ưu đãi để gia tăng thu hút vốn đầu tư từ Hàn Quốc cũng như tăng cường hoạt động chuyển giao cơng nghệ từ phía các doanh nghiệp Hàn Quốc cho các cơng ty nội địa Việt Nam.

Nghiên cứu của Ngơ Xn Bình và Đặng Khánh Tồn (2010) về “Thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc”; nghiên cứu của Nguyễn Khánh Doanh (2011) về “Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc: Triển vọng và giải pháp”; nghiên cứu của Trần Huyền Trang (2011) về “Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay”; và nghiên cứu của Phan (2015) về “Vietnam - Korea bilateral Trade: Current situation and prospects” nhấn mạnh thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đã mở rộng nhanh chóng, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO và Hiệp định AKFTA được ký kết giai đoạn 2005 - 2007. Các nghiên cứu đánh giá tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và ODA giữa Việt Nam và Hàn Quốc là rất lớn, bởi Việt Nam có lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, chính trị ổn định, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, trong khi Hàn Quốc được thừa nhận là quốc gia

có kinh nghiệm phát triển độc đáo, các doanh nghiệp toàn cầu, quy mô thị trường rộng lớn và chính sách đối ngoại kinh tế cởi mở.

Dưới góc nhìn so sánh, tác giả Trương Quang Hồn (2013) trong cơng trình nghiên cứu về “Quan hệ hợp tác kinh tế Hàn Quốc và các nước CLMV: thực trạng và một số kiến nghị” rút ra nhận xét: Việt Nam là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng hàng đầu của Hàn Quốc không chỉ trong nhóm CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) mà cịn cả trong ASEAN. Ngồi ra, đầu tư của Hàn Quốc cũng tập trung chủ yếu vào Việt Nam là lý do giải thích Việt Nam ngày càng đóng vai trị quan trọng hơn trong mạng lưới sản xuất khu vực của các doanh nghiệp Hàn Quốc, đặc biệt với lĩnh vực công nghiệp điện tử. Tác giả cũng đánh giá những hạn chế của CLMV trong quan hệ thương mại với Hàn Quốc như năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nội địa yếu kém, môi trường kinh doanh và chính sách đầu tư cịn chưa minh bạch. Vì thế, cải cách thể chế kinh tế và môi trường đầu tư kinh doanh là nhiệm vụ cấp bách để cải thiện quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư của CLMV với Hàn Quốc thời gian tới.

Nguyễn Thị Thắm (2018) trong cơng trình nghiên cứu “Những điều kiện thuận lợi đưa quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trở thành trọng tâm của hợp tác Hàn Quốc – Mê Kông” sử dụng các dữ liệu thống kê mô tả để phân tích quan hệ thương mại, đầu tư và hỗ trợ phát triển giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đặt trong bối cảnh hợp tác Hàn Quốc - Mê Kông. Tác giả cho rằng, hợp tác với Việt Nam được Hàn Quốc xem là trọng tâm của hợp tác Hàn Quốc – ASEAN, hợp tác Hàn Quốc – Mê Kơng và có nhiều điều kiện để tiếp tục nâng cấp mối quan hệ này. Những điều kiện đó bao gồm: sự bổ sung cho nhau về lợi thế cạnh tranh, sự đồng điệu trong mong muốn, nhu cầu hợp tác phát triển, những kết quả ấn tượng trong hợp tác kinh tế, sự đa dạng và hoàn thiện của các cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu tập trung phân tích tác động của AKFTA, VKFTA lên quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc.

Nguyễn Tiến Dũng (2011a) trong nghiên cứu “Tác động của khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam” và Nguyễn Tiến Dũng (2011b) với nghiên cứu “Khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc và các hàm ý chính sách với Việt Nam” đã sử dụng mơ hình trọng lực để đánh giá những ảnh hưởng tích cực và khơng tích cực của AKFTA đến xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc. Các nghiên cứu đánh giá AKFTA đã có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc, nhưng cũng khiến thâm hụt thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc tăng nhanh. Vì thế, Việt Nam cần có chính sách định hướng xuất nhập khẩu phù hợp để cải thiện tình trạng nhập siêu với Hàn Quốc.

Nghiên cứu của MUTRAP (2011) về “Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc đối với kinh tế Việt Nam” sử dụng mơ hình cân bằng tổng thể để đánh giá những ảnh hưởng của AKFTA đến thương mại hàng hóa tổng thể, thương mại từng ngành hàng và phúc lợi xã hội của Việt Nam. Đối với cấp độ ngành, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Hàn Quốc được dự báo tăng trưởng cao hơn trong dài hạn khi các cam kết cắt giảm thuế quan trong AKFTA được thực thi đầy đủ. Tuy nhiên, với AKFTA Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các quốc gia ASEAN trong việc tăng cường xuất khẩu tới thị trường Hàn Quốc. Do vậy, các tác giả khuyến nghị Việt Nam cần có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa, nhất là thông qua tăng cường đầu tư vào đổi mới tư liệu sản xuất.

Các cơng trình nghiên cứu “Đánh giá tác động đối với Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc” của Đặng Thị Hải Hà (2006); “Đánh giá tác động của Hiệp định khu vực thương mại tự do AKFTA” của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (2007); “Tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) tới quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc” của Viện Nghiên cứu Thương mại (2008) đã sử dụng lại các kết quả phân tích định lượng từ những nghiên cứu khác

trong các phân tích. Các tác giả cho rằng, AKFTA đã có những tác động mạnh mẽ đến gia tăng trao đổi thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng như đối với sự phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực tài nguyên.

Cuốn sách của Bộ Công Thương (2016) nhan đề “Những điều cần biết và hướng dẫn thực hiện Quy tắc ứng xử trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc” đã phân tích khá chi tiết về nội dung chủ yếu của VKFTA, đặc biệt các quy tắc xuất xứ. Cuốn sách cũng đề cập đến những cơ hội và thách thức của VKFTA đối với Việt Nam dưới các góc độ Chính phủ, Bộ, ngành và doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Phạm Thị Khanh và Nguyễn Hà Phương (2017) về “Thực trạng thương mại hàng hóa và đầu tư của Việt Nam với Hàn Quốc sau khi ký hiệp định thương mại tự do”, sử dụng dữ liệu thống kê của Việt Nam để lập luận rằng, việc thiết lập VKFTA vào năm 2015 với những cam kết sâu và rộng hơn đã có nhiều tác động đến nền kinh tế của Việt Nam trên nhiều mặt như thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, lao động và phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Nghiên cứu cũng đánh giá, xu thế phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước trong 25 năm qua bên cạnh cam kết thuận lợi hóa thương mại - đầu tư sâu rộng của VKFTA sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Có thể thấy, phần lớn các nghiên cứu trên chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính hỗ trợ cho phân tích, đánh giá về quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Trong khi đó, các phương pháp định lượng thực chứng ít được sử dụng để phân tích chuyên sâu cơ cấu thương mại Việt Nam - Hàn Quốc.

1.3.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc cũng là chủ đề nhận được nhiều quan tâm của các nhà nghiên cứu nước ngoài. Những nghiên cứu tương

đối chuyên sâu về quan hệ thương mại Việt - Hàn được đề cập trong nghiên cứu của Tran et al. (2010) với tiêu đề “Dynamic patterns of Korea - Vietnam trade relations”. Bài nghiên cứu sử dụng một vài chỉ số cơ cấu thương mại như RCA và IIT để phân tích quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1991 - 2006. Nghiên cứu đưa ra nhận định, Việt Nam có lợi thế so sánh về các sản phẩm sơ cấp, thâm dụng lao động trái lại, lợi thế so sánh của Hàn Quốc là các sản phẩm chế tạo, thâm dụng máy móc và cơng nghệ. Đồng thời, do cơ cấu thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc mang tính bổ sung nên một FTA song phương giữa hai nước có thể tạo ra lợi ích lớn hơn cho Việt Nam và Hàn Quốc. Nhóm tác giả cũng nhấn mạnh đến tỷ trọng thương mại nội ngành tăng lên trong quan hệ thương mại Việt - Hàn như là kết quả của tăng trưởng trong dòng vốn FDI từ Hàn Quốc đến Việt Nam.

Tương tự, trong nghiên cứu nhan đề “An Analysis of Korea-Vietnam Bilateral Trade Relation”, Phan và Ji (2012) cũng sử dụng chỉ số RCA, IIT để phân tích thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam giai đoạn 1993 - 2011. Bài viết này khẳng định lại Hàn Quốc có lợi thế sản xuất các mặt hàng chế tạo, máy móc và phương tiện vận tải trong khi Việt Nam có lợi thế sản xuất sản phẩm thâm dụng tài nguyên và lao động. Ngoài ra, cấu trúc thương mại Việt Nam - Hàn Quốc chủ yếu là thương mại liên ngành, tiêu biểu cho quan hệ thương mại giữa một quốc gia phát triển với một quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu cũng dự báo những lợi ích tiềm năng mà Việt Nam và Hàn Quốc có thể thu được khi kết thúc đàm phán FTA song phương.

Nghiên cứu của Tran (2012) tiêu đề “Trade Relations between Korea and Vietnam and the Implications for a Korea-Vietnam FTA” cũng phân tích những thay đổi trong quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam và dự báo tiềm năng phát triển thương mại lớn giữa hai quốc gia nếu thỏa thuận thương mại tự do song phương được thành lập.

Điểm hạn chế lớn nhất của những cơng trình nghiên cứu trên là các tác giả mới chỉ sử dụng hệ thống phân loại SITC ở mức 3 chữ số cũng như chưa

có những so sánh về thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc với thương mại hàng hóa với các nước khác trong khu vực. Bên cạnh đó, các tác giả cũng chưa đi sâu phân tích sự biến động về giai đoạn sản xuất, đóng góp của các nhân tố, giá trị gia tăng, hay mức độ phức tạp của sản phẩm xuất khẩu trong quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc.

Nghiên cứu của Cheong (2013) về “Trade and production network between Korea and Vietnam” phân tích cấu trúc thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc theo ngành. Tác giả rút ra nhận định, Việt Nam đã nhanh chóng tham gia vào mạng lưới sản xuất tồn cầu của các cơng ty đa quốc gia Hàn Quốc. Nghiên cứu khuyến nghị, tăng cường hợp tác công nghiệp Việt - Hàn là phương thức giúp gia tăng hợp tác thương mại cũng như cải thiện cấu trúc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa đơi bên. Tương tự, nghiên cứu của Bui (2013) tiêu đề “Vietnam’s strategy for participating in global production networks” đề xuất tăng cường hợp tác nghiên cứu chung giữa Việt Nam và Hàn Quốc để xác định các ngành cụ thể Hàn Quốc có lợi thế so sánh, có thể đóng vai trị lãnh đạo mạng lưới và các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia với tư cách nhà cung cấp trong mạng lưới đó.

Nghiên cứu của Youn (2015) về “Korea-Vietnam relations: from enemy to comrade” phân tích quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trên các lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực thương mại, tác giả cho rằng Hàn Quốc có thể gia tăng nhập khẩu các sản phẩm nơng nghiệp từ Việt Nam, qua đó giảm bớt thâm hụt thương mại cho phía Việt Nam. Để gia tăng hợp tác thương mại và đầu tư hai bên có thể thúc đẩy hợp tác cơng nghiệp, đặc biệt các lĩnh vực thế mạnh của mỗi quốc gia.

Nghiên cứu của Tran et al. (2016) nhan đề “Regional Inter-Dependence and Vietnam-Korea Economic Relationship” sử dụng chỉ số phụ thuộc thương mại để đánh giá sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Sử dụng mơ hình trọng lực, nghiên cứu chỉ ra những yếu tố tác động đến các dòng thương mại và đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc. Các tác giả cho

rằng, Việt Nam có thể tận dụng sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng giữa Việt Nam và Hàn Quốc để đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, nhất là cải thiện khu vực sản xuất chế tạo theo định hướng xuất khẩu.

Nghiên cứu của Cheong (2011) về “Korea’s intermediate goods trade with ASEAN” sử dụng hệ thống phân loại BEC của Liên hợp quốc để phân tích vai trị các sản phẩm trung gian trong thương mại Hàn Quốc - ASEAN. Tác giả cho rằng, sự gia tăng trong tỷ phần các sản phẩm trung gian, đặc biệt linh phụ kiện, thiết bị điện tử là minh chứng rõ nét cho sự phát triển nhanh chóng của quan hệ hợp tác kinh tế ASEAN-Hàn Quốc. Trong đó, các cơng ty đa quốc gia của Hàn Quốc đóng vai trị quan trọng, thơng qua tăng cường các hoạt động đầu tư, thu mua nguyên vật liệu, đầu vào trung gian cho các nhà máy của mình tại các quốc gia thành viên ASEAN, đặc biệt là Việt Nam.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu sử dụng mơ hình định lượng để phân tích ảnh hưởng của các FTA lên thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Sử dụng mơ hình cân bằng tổng qt của GTAP (Dự án Phân tích thương mại tồn cầu), Phan và Ji (2016) trong nghiên cứu “Potential Economic Impacts of the Vietnam - Korea Free Trade Agreement on Vietnam” lập luận rằng FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ gia tăng phúc lợi cho cả hai quốc gia trong dài hạn khi việc tự do hóa thương mại giúp phân bổ các nguồn lực hiệu quả hơn. Các kết quả ước lượng cũng cho thấy, xuất khẩu nhóm sản phẩm nơng nghiệp và thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ tăng mạnh trong trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu Việt Nam đến thị trường Hàn Quốc được dự báo gặp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ phía các quốc gia ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay Singapore. Vì thế, các tác giả khuyến nghị Việt Nam nên cố gắng kết thúc sớm đàm phán và thực thi các điều khoản trong FTA với Hàn Quốc nhằm tránh sự cạnh tranh trực tiếp với các quốc gia ASEAN trong tương lai.

Nghiên cứu của Phan và Ji (2014) tiêu đề “An empirical analysis of intra- industry trade in manufacturing between Korea and ASEAN” sử dụng mơ

hình trọng lực để chỉ ra các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành giữa Hàn Quốc và sáu nước ASEAN có khu vực sản xuất chế tạo lớn nhất (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore và Việt Nam). Các biến phụ thuộc là thương mại nội ngành, biến độc lập bao gồm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập bình quân đầu người, FDI, các yếu tố sản

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)