Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo đóng góp của các nhân tố

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 73 - 74)

522 Trang thiết bị vận tải phi công nghiệp khác 61 Hàng tiêu dùng lâu bền, không phân loạ

3.1.4. Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo đóng góp của các nhân tố

Dựa trên cơng trình nghiên cứu của Pavitt (1984) [92], hai nhà nghiên cứu Hinloopen và Marrewijk (2008) [71] đã phân loại hàng hóa thuộc danh mục SITC cấp độ 3 chữ số thành 5 nhóm hàng, theo mức độ đóng góp của các nhân tố sản xuất như minh họa ở Bảng 3.3 dưới đây.

Bảng 3.3: Hàng hóa xuất khẩu phân loại theo đóng góp của các nhân tố

Nhóm hàng Số lượng

ngành Ví dụ

Nhóm sản phẩm thô 83 ngành Hoa quả tươi, than đá và dầu thơ Nhóm sản phẩm tập trung hàm

lượng tài nguyên 21 ngành Khoáng sản, đồ da đã được sơ chế, thiếc Nhóm sản phẩm tập trung hàm

lượng lao động phổ thông 26 ngành Sợi, túi xách, đồ nội thất Nhóm sản phẩm tập trung hàm

lượng công nghệ 62 ngành Đồ dùng hộ gia đình, máy thu thanh, dụng cụ quang học Nhóm sản phẩm tập trung hàm

lượng vốn-trí tuệ 43 ngành

Thuốc nhuộm, thiết bị thu nhận tín hiệu radio, thiết bị thu âm thanh

Nhóm hàng khơng phân loại 5 ngành

Giống như Lall (2000) [79], Hinloopen và Marrewijk (2008) chia hàng hóa thành các nhóm sản phẩm thơ và sản phẩm tập trung hàm lượng tài nguyên nhưng số lượng và danh mục các ngành hàng cụ thể trong hai nghiên cứu này là khác nhau. Ngoài ra, khác với cách phân loại chỉ dựa trên hàm lượng công nghệ của Lall (2000), phương pháp phân loại của Hinloopen và Marrewijk (2008) còn dựa trên mức độ thâm dụng các nhân tố khác (bên cạnh công nghệ) như lao động và vốn - trí tuệ.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các quốc gia kém phát triển thường xuất khẩu nhóm sản phẩm thơ, hoặc sản phẩm tập trung hàm lượng tài nguyên và lao động phổ thông cao. Ngược lại, trong cơ cấu xuất khẩu của các nước phát triển, nhóm sản phẩm tập trung hàm lượng cơng nghệ và vốn-trí tuệ chiếm tỷ trọng lớn. Luận án sử dụng phương pháp phân loại của Hinloopen và Marrewijk (2008) để phân tích sự biến đổi cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc dưới góc độ thâm dụng các yếu tố sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 73 - 74)