Chỉ số phức tạp của sản phẩm xuất khẩu (EXPY)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 78 - 80)

522 Trang thiết bị vận tải phi công nghiệp khác 61 Hàng tiêu dùng lâu bền, không phân loạ

3.2.5. Chỉ số phức tạp của sản phẩm xuất khẩu (EXPY)

Chỉ số phức tạp của sản phẩm xuất khẩu (EXPY) được dùng để đo lường mức độ phức tạp của các hàng hóa dựa trên mức thu nhập của quốc gia sản xuất nó [67]. Theo đó, nếu một sản phẩm, như động cơ ơ tô chủ yếu được sản xuất bởi các quốc gia phát triển, sản phẩm đó được coi có hàm lượng phức tạp

cao, ngược lại nếu một sản phẩm (ví dụ cà phê) sẽ có hàm lượng phức tạp thấp hơn bởi nó được sản xuất chủ yếu từ các quốc gia có thu nhập thấp.

Hausmann, Hwang và Rodrik (2006) [67] xây dựng chỉ số độ phức tạp của sản phẩm qua 2 bước. Bước 1, các tác giả xây dựng chỉ số đo lường mức độ phức tạp PRODY cho từng sản phẩm riêng biệt, được tính bằng cách lấy trung bình có trọng số của thu nhập bình qn đầu người, với các trọng số là chỉ số RCA của từng sản phẩm xuất khẩu của mỗi quốc gia. Bước 2, chỉ số độ phức tạp hàng hóa xuất khẩu được tính như là trung bình có trọng số của chỉ số PRODY cho mỗi hàng hóa ở trên, với các trọng số là tỷ trọng của từng sản phẩm trên tổng xuất khẩu của mỗi quốc gia. EXPY có giá trị từ 0 đến +∞. Giá trị của EXPY càng cao, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của quốc gia càng có độ phức tạp cao hơn, ngược lại giá trị EXPY càng thấp, cơ cấu xuất khẩu của quốc gia chủ yếu bao gồm các sản phẩm giản đơn. Các phương trình tính tốn cụ thể như sau: 𝑃𝑅𝑂𝐷𝑌𝑘 = ∑ ( 𝑥𝑗𝑘 𝑋𝑗) ∑ (𝑥𝑗𝑘 𝑋𝑗) 𝑗 𝑗 Yj (3.8) 𝐸𝑋𝑃𝑌𝑖 = ∑ (𝑥𝑖𝑘 𝑋𝑖) 𝑘 𝑃𝑅𝑂𝐷𝑌𝑘 (3.9)

Trong đó, Xj là tổng giá trị xuất khẩu từ quốc gia j đến đối tác; 𝑥𝑗𝑘 là giá trị xuất khẩu sản phẩm k từ quốc gia j đến quốc gia đối tác; Yj là GDP bình quân đầu người của quốc gia j.

Các nghiên cứu của Hausmann et al. (2006) [67]; Hausmann và Klinger (2007) [68]; và Felipe (2012) [61] chỉ ra các quốc gia có sự cải thiện trong giá trị EXPY thường đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn trong tương lai. Các quốc gia sẽ đạt đến trạng thái xuất khẩu những sản phẩm tương ứng với mức thu nhập được biểu lộ bởi rổ hàng xuất khẩu của mình. Một ý nghĩa quan trọng khác của chỉ số EXPY là nó giúp đưa ra các đánh giá liệu các sản phẩm đang được xuất khẩu là phức tạp, kỹ xảo hơn dự báo trong mối tương quan

với thu nhập của quốc gia đó hay khơng. Từ đó, giúp các quốc gia đưa ra những ưu tiên về nên thúc đẩy phát triển các sản phẩm mới (nếu sản phẩm có mức độ phức tạp vượt quá kỳ vọng so với thu nhập hiện hành của quốc gia) hay thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hiện có (nếu các sản phẩm khẩu dưới kỳ vọng so với thu nhập hiện hành của quốc gia).

Luận án sử dụng hệ thống WITS của Ngân hàng thế giới để tính tốn chỉ số EXPY, qua đó đánh giá độ phức tạp trong hàng hóa xuất khẩu giữa các quốc gia được nghiên cứu. Dựa trên các kết quả này, luận án đánh giá sự cải thiện trong chất lượng sản phẩm xuất khẩu của đôi bên, đồng thời là cơ sở để đưa ra nhận định về việc một quốc gia nên lựa chọn đa dạng hóa hay tăng cường xuất khẩu các sản phẩm hiện có.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 78 - 80)