Về quan điểm, định hướng xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 148 - 149)

897 Vàng, bạc, trang sức và các vật

5.2.1. Về quan điểm, định hướng xuất khẩu

Một là, tập trung xuất khẩu sang Hàn Quốc các mặt hàng Việt Nam đang

có lợi thế so sánh xuất khẩu. Đồng thời, trên cơ sở so sánh với các nước khác của khu vực, xác định và có chiến lược phát triển các mặt hàng nhiều tiềm năng để mở rộng xuất khẩu sang Hàn Quốc trong tương lai. Trong đó, tập trung phát triển các ngành hàng được dự báo có tiềm năng xuất khẩu lớn vào Hàn Quốc khi Hàn Quốc thực hiện sâu hơn việc cắt giảm thuế quan, mở rộng thị trường như cam kết trong AKFTA và VKFTA.

Hai là, tiếp tục giảm tỷ trọng xuất khẩu sang Hàn Quốc đối với nhóm

hàng thâm dụng yếu tố tài nguyên, lao động giản đơn và công nghệ thấp, đồng thời tăng tỷ lệ đóng góp của các mặt hàng sử dụng nhiều yếu tố công nghệ trung bình và cao, vốn - tri thức.

Ba là, tập trung xuất khẩu sang Hàn Quốc các mặt hàng vừa có giá trị

xuất khẩu lớn lại vừa tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Việt Nam; tăng cường mở rộng xuất khẩu sang Hàn Quốc các mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Cùng với đó là cố gắng cải thiện giá trị tăng thêm cho hàng xuất khẩu hiện có giá trị gia tăng thấp, đặc biệt hàng nơng - lâm nghiệp cũng như

đa dạng hóa cơ cấu xuất khẩu vào Hàn Quốc nhằm giảm thiểu rủi ro trước những biến động về cung cầu đối với các nhóm sản phẩm cụ thể.

Bốn là, tăng cường xuất khẩu sang Hàn Quốc nhóm sản phẩm tư liệu sản

xuất và hàng hóa trung gian, đặc biệt linh kiện và phụ tùng nhằm cải thiện thương mại nội ngành Việt – Hàn, tận dụng tính kinh tế nhờ quy mơ; đồng thời tiếp tục giảm tỷ trọng xuất khẩu hàng ngun liệu thơ, hàng tiêu dùng có giá trị tăng thêm thấp.

Cuối cùng là, gia tăng xuất khẩu tới Hàn Quốc các mặt hàng có sự tham

gia, đóng góp quan trọng của khu vực doanh nghiệp nội địa Việt Nam. Khơng khuyến khích, hạn chế sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc các sản phẩm thu hút nhiều lao động giá rẻ, ô nhiễm môi trường. Khơng khuyến khích xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc các mặt hàng chỉ tạo ra lợi ích cho các doanh nghiệp nước ngồi, trong khi lợi ích các doanh nghiệp trong nước được hưởng lại rất thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 148 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)