Lý thuyết lợi thế so sánh tương đố

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 53 - 54)

7. Cấu trúc của luận án

2.2.1. Lý thuyết lợi thế so sánh tương đố

Lý thuyết lợi thế so sánh tương đối được đưa ra bởi nhà kinh tế học cổ điển David Ricardo nhằm khắc phục những hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối trước đó. Trong tác phẩm “Những nguyên lý của kinh tế chính trị” [98], David Ricardo (1817) cho rằng, các quốc gia có thể tham gia thương mại quốc tế và thu được lợi ích ngay cả khi khơng có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất bất kỳ một sản phẩm nào. Một nước sẽ chun mơn hóa vào sản xuất những sản phẩm mà nước đó sản xuất hiệu quả hơn một cách tương đối và nhập khẩu những sản phẩm mà quốc gia đó sản xuất kém hiệu quả hơn một cách tương đối so với các quốc gia khác. Vì thế, sản lượng tiềm năng của thế giới sẽ lớn hơn đáng kể trong điều kiện thương mại tự do không bị hạn chế và người tiêu dùng ở tất cả các quốc gia sẽ được tiêu dùng hàng hóa nhiều hơn. Như vậy, lý thuyết lợi thế so sánh tương đối giải thích các mơ hình, cấu trúc thương mại hàng hóa của một quốc gia, dựa trên lợi thế so sánh tương đối khi sản xuất các mặt hàng/nhóm hàng cụ thể, trong tương quan so sánh với các quốc gia khác.

Nhiều nhà kinh tế sử dụng khái niệm ‘chi phí cơ hội’ để minh họa lý thuyết lợi thế tương đối. Ví dụ, chi phí cơ hội của những chiếc máy tính là số lượng máy tính có thể được sản xuất với các nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra một số lượng xác định các hàng hóa khác, chẳng hạn điện thoại. Vì thế, một quốc gia có lợi thế so sánh sản xuất một sản phẩm khi chi phí cơ hội để sản xuất sản phẩm đó trong tương quan với các sản phẩm khác là thấp hơn khi so sánh với chi phí cơ hội sản xuất mặt hàng đó ở các quốc gia khác [77].

Tuy thế, lý thuyết lợi thế so sánh tương đối cũng không tránh khỏi những hạn chế, chủ yếu nằm ở các giả định đi kèm. Mơ hình giả định thế giới giản đơn, chỉ có hai quốc gia và hai loại hàng hóa nhưng thực tế có rất nhiều quốc gia và vơ số hàng hóa khác nhau. Giả thiết chi phí vận tải bằng 0, giá cả các nguồn lực sản xuất ngang bằng nhau giữa các quốc gia và năng suất lao động khơng đổi theo quy mơ ít có tính thực tiễn. Ngồi ra, các nhân tố sản xuất (lao động) có thể tự do di chuyển giữa các ngành sản xuất trong phạm vi quốc gia và thị trường hàng hóa là cạnh tranh hoàn hảo cũng không phải luôn được đảm bảo trên thực tế [70], [104].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 53 - 54)